Chào luật sư hiện nay quy định về chức danh nghề nghiệp là như thế nào? Tôi đang làm nhân sự cho công ty may mặc xuất khẩu. Tuy nhiên gần đây do tình hình kinh tế khó khăn nên tôi định thi vào nhà nước. Tôi thấy chỗ phường tôi đang ở có tuyển dụng công chức, vị trí tuyển có nhiều chức danh khác nhau như văn hóa xã hội và tài chính – kế hoạch. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế nên không biết có thể được ứng tuyển những vị trí gì? Vậy hiện nay Thông tư quy định hạng chức danh nghề nghiệp thế nào? Có những thông tư quy định hạng chức danh nghề nghiệp ra sao? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Thông tư quy định hạng chức danh nghề nghiệp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Chức danh nghề nghiệp là gì?
Hiện nay những quy định về chức danh nghề nghiệp được quan tâm nhiều. Khi đi làm để có được đãi ngộ tốt, lương cao hơn, chính sách tốt… thì mọi người đều cố gắng để có được chức danh nghề nghiệp cao hơn. Vậy chức danh nghề nghiệp là gì? Chức danh nghề nghiệp được áp dụng trong nhà nước hay công ty tư nhân? Những quy định về khái niệm chức danh nghề nghiệp gồm có:
Chức danh nghề nghiệp được giải thích theo khoản 1 Điều 8 Luật Viên chức 2010 như sau:
Chức danh nghề nghiệp
1. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp.
Theo quy định chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
Vị trí việc làm của viên chức được quy định tại Điều 7 Luật Viên chức 2010 như sau:
Vị trí việc làm
1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, vị trí việc làm của viên chức là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng.
Vị trí việc làm của viên chức là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Phân biệt chức danh và chức vụ ra sao?
Hiện nay có nhiều khái niệm được quan tâm là chức danh và chức vụ. Vậy chức danh và chức vụ có điểm nào giống nhau và khác nhau hay không? Có bao nhiêu tiêu chí để phân biệt được chức danh và chức vụ? Những quy định liên quan đến phân biệt chức danh hành có những đặc điểm gì? Sau đây là nội dung chúng tôi phân tích khi phân biệt chức danh và chức vụ được hiểu là:
Trên thực tế, bởi vì một cá nhân vừa có thể đảm nhiệm chức danh, vừa có thể đảm nhiệm chức vụ, cho nên việc hiểu đúng bản chất và phân biệt được chức danh và chức vụ sẽ tránh được những nhầm lẫn không đáng có.
Ta có bảng phân biệt chức danh và chức vụ theo từng tiêu chí cụ thể như sau:
Tiêu chí | Chức danh | Chức vụ |
Định nghĩa | Thuật ngữ mô tả vị trí của cá nhân trong một tổ chức hợp pháp, thường gắn liền với công việc và trách nhiệm. | Thuật ngữ mô tả vị trí gắn liền với quyền quản lý, là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị quan trọng nào đó trong một tổ chức, tập thể. |
Sự công nhận | Được xã hội công nhận. | Được các cơ quan, tổ chức đó công nhận bên cạnh sự công nhận của xã hội. |
Nhiệm vụ | Thực hiện nhiệm vụ gắn với tên gọi (ví dụ như giáo viên – giảng dạy, bác sĩ – khám, chữa bệnh, …). | Thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau gắn liền với quyền quản lý. |
Đơn vị quản lý | Không bắt buộc phải thuộc một đơn vị quản lý nhất định. | Phải được quản lý bởi một cơ quan, tổ chức nhất định. |
Ví dụ: Cô A là giáo viên của một trường tiểu học X. Giáo viên ở đây là chức danh của cô A để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Sau 10 năm công tác, cô A được Bổ nhiệm làm Hiệu trưởng của trường tiểu học X, thì lúc này Hiệu trưởng được gọi là chức vụ của cô A. Vậy, cô A vừa có chức danh là giáo viên, vừa có chức vụ là Hiệu trưởng trường tiểu học X.
Thông tư quy định hạng chức danh nghề nghiệp thế nào?
Hiện nay thông tư quy định hạng chức danh nghề nghiệp được nhiều người quan tâm. Vậy có bao nhiêu quy định cần nắm nếu như cá nhân muốn được thăng hạng chức danh nghề nghiệp? Làm sao để tìm hiểu về thông tư quy định về chức danh nghề nghiệp? Tham khảo và tải xuống thông tư quy định hạng chức danh nghề nghiệp ra sao? Những nội dung cần biết về thông tư quy định hạng chức danh nghề nghiệp là:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Viên chức năm 2010 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019) thì chức danh nghề nghiệp sẽ do Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan ngang bộ có liên quan quy định về hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số. Điều 28 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức sẽ bao gồm các nội dung như sau:
- Tên của chức danh nghề nghiệp;
- Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
- Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Từ quy định chung của Chính phủ như trên, các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành sẽ quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý, sau khi đã có sự thống nhất với Bộ Nội vụ. Cụ thể như sau:
- Đối với viên chức chuyên ngành y tế: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp do Bộ Y tế quy định;
- Đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học công lập, giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
- Đối với viên chức chuyên ngành khoa học công nghệ: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;
- Đối với viên chức chuyên ngành thông tin và truyền thông: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
- Đối với viên chức chuyên ngành lưu trữ: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp do Bộ Nội vụ quy định;
- Đối với viên chức chuyên ngành tư pháp: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp do Bộ Tư pháp quy định;
- Đối với viên chức chuyên ngành nông – lâm – ngư nghiệp: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định;
- Đối với viên chức chuyên ngành xây dựng: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp do Bộ Xây dựng quy định;
- Đối với viên chức chuyên ngành tài nguyên môi trường, khí tượng, thủy văn, đo đạc, bản đồ, biển và hải đảo: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;
- Đối với viên chức chuyên ngành dạy nghề, lao động và xã hội: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định;
- Đối với viên chức chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
Tóm lại, việc xây dựng đầy đủ và rõ ràng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo tiền đề cho việc xây dựng đề án xác định vị trí việc làm của mỗi đơn vị sự nghiệp công lập. Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là bước khởi đầu để chuyển đổi phương pháp quản lý nguồn nhân lực trong các đơn vị sự nghiệp công lập, từ mô hình chức nghiệp sang mô hình vị trí việc làm.
Thay đổi chức danh nghề nghiệp như thế nào?
Hiện nay khi đi làm thì nhiều người mong muốn gắn bó và làm tốt nhất có thể vị trí của mình. Tuy nhiên có thể vì một vài lí do mà chức danh nghề nghiệp cần thay đổi. Họ nhận ra mình không phù hợp và muốn thay đổi vị trí công việc. Những nội dung liên quan đến việc thay đổi chức danh nghề nghiệp được hiểu như thế nào? Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức là gì? Những quy định về thay đổi chức danh nghề nghiệp gồm có:
Điều 29. Thay đổi chức danh nghề nghiệp
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;
- Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
- Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Mã chức danh nghề nghiệp
Bảng danh mục mã ngạch/chức danh nghề nghiệp: | |
Mã ngạch | Tên mã ngạch |
0 | Chưa xác định |
Ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương | |
01.001 | Chuyên viên cao cấp |
04.023 | Thanh tra viên cao cấp |
06.029 | Kế toán viên cao cấp |
06.036 | Kiểm soát viên cao cấp thuế |
06.041 | Kiểm toán viên cao cấp |
07.044 | Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng |
08.049 | Kiểm tra viên cao cấp hải quan |
09.066 | Kiểm dịch viên cao cấp động thực vật |
12.084 | Thẩm kế viên cao cấp |
21.187 | Kiểm soát viên cao cấp thị trường |
23.261 | Thống kê viên cao cấp |
13.280 | Kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phâm, hàng hóa |
03.299 | Chấp hành viên cao cấp |
03.230 | Thẩm tra viên cao cấp |
06.036 | Kiểm tra viên cao cấp thuế |
Ngạch chuyên viên chính và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương | |
01.002 | Chuyên viên chính |
03.017 | Chấp hành viên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
04.024 | Thanh tra viên chính |
06.030 | Kế toán viên chính |
06.037 | Kiểm soát viên chính thuế |
06.042 | Kiểm toán viên chính |
07.045 | Kiểm soát viên chính ngân hàng |
08.050 | Kiểm tra viên chính hải quan |
09.067 | Kiểm dịch viên chính động – thực vât |
11.081 | Kiểm soát viên chính đê điều |
12.085 | Thẩm kế viên chính |
21.188 | Kiểm soát viên chính thị trường |
02.006 | Văn thư chính |
23.262 | Thống kê viên chính |
13.281 | Kiểm soát viên chính chất lượng sản phẩm, hàng hoá |
03.231 | Thẩm tra viên chính |
10.225 | Kiểm lâm viên chính |
06.037 | Kiểm tra viên chính thuế |
09.315 | Kiểm dịch viên chính động vật |
09.318 | Kiểm dịch viên chính thực vật |
11.081 | Kiểm soát viên chính đê điều |
25.309 | Kiểm ngư viên chính |
25.312 | Thuyền viên kiểm ngư chính |
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề ‘Thông tư quy định hạng chức danh nghề nghiệp thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đơn xin trích lục hộ khẩu gốc …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Quyền lợi bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô thế nào?
- Tải Mẫu biên bản ký giáp ranh khi xây nhà chuẩn pháp lý
- Mẫu giấy cam kết bảo lãnh nhân sự
Câu hỏi thường gặp
Tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP phân loại viên chức theo vị trí việc làm (bao gồm viên chức quản lý, viên chức không giữ chức vụ quản lý) và theo CDNN (Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng 1, 2, 3 và 4).
Đến ngày 25/9/2020, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 29 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Tại Điều 3 tại Nghị định này phân loại viên chức theo 02 tiêu chí:
Phân loại theo chức trách, nhiệm vụ: Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý;
Phân loại theo trình độ đào tạo: Viên chức giữ CDNN có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp.
Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 ban hành về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm:
Căn cứ xác định vị trí việc làm của viên chức:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
Mức độ phức tạp, tính chất và đặc điểm công việc; quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được quy định tại Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP với 3 trường hợp sau:
Chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm của viên chức.
Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp của viên chức.
Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh nghề nghiệp viên chức được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.