Chào luật sư hiện nay tôi đã ưng ý được một mảnh đất, có ý định sẽ mua và tháng sau sẽ tiến hành đăng ký cho xong luôn để có thể mở quán ăn. Tuy nhiên tôi không biết những công việc tôi cần làm có những gì để thực hiện thủ tục này cho suông sẻ, trơn tru nhất. Hiện nay những quy định về đăng ký biến động đất đai như thế nào? Tại sao cần đăng ký biến động đất đai theo quy định của pháp luật? Những giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký biến động đất đai gồm có những gì? Đăng ký biến động đất đai mất bao nhiêu ngày? Mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Quy định về đăng ký biến động đất đai chúng tôi xin tư vấn đến bạn như sau:
Thế nào là đăng ký biến động đất đai?
Hiện nay việc đăng ký biến động đất đai được tiến hành khi có bất kỳ sự biến động nào liên quan đến quyền sử dụng đất mà luật quy định cần đăng ký với cơ quan nhà nước. Vậy đăng ký biến động đất đai là làm những công việc gì? Có bao nhiêu đối tượng cần thực hiện công việc đăng ký biến động đất đai? Hiện nay dưới góc độ pháp lý, đăng ký biến động đất đai được hiểu như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 95 Luật Đất đai 2013, đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động.
Đăng ký đất đai được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
Đối với đăng ký biến động đất đai, tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có định nghĩa như sau:
Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể hiểu, đăng ký biến động đất đai là tên gọi tắt của hoạt động đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Cụ thể, đăng ký biến động đất đai nhằm ghi nhận sự thay đổi đối với các thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính.
Các trường hợp phải đăng ký biến động đất đai theo Luật Đất đai
Đăng ký biến động đất đai là hoạt động quan trọng và cần thiết trong thực tiễn. Đối với người sử đụng, đăng ký biến động đất đai sẽ giúp cho việc chứng minh, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng được tôn trọng và thực thi trên thực tế. Còn cơ quan nhà nước cũng dễ dàng quản lý và cập nhật thông tin một cách kịp thời. Thời hạn đăng ký biến động đất đai được quy định như thế nào? Các trường hợp phải đăng ký biến động đất đai hiện nay gồm có:
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau:
Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
…
- Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
đ) Chuyển mục đích sử dụng đất;
e) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
g) Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
m) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
Như vậy, tại Luật Đất đai 2013, việc đăng ký biến động đất đai được thực hiện theo 12 trường hợp nêu trên.
Quy định về đăng ký biến động đất đai thế nào?
Những quy định về đăng ký biến động đất đai luôn được quan tâm bởi đa số bạn đọc. Khi có sự biến động về thông tin liên quan đến việc sử dụng đất, người có chức năng và trách nhiệm cần phải thực hiện đăng ký biến động đất đai. Vậy trong quá trình thực hiện đăng ký biến động đất đai thì chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Trách nhiệm giải quyết vấn đề đăng ký biến động đất đai là của cơ quan nào?
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013 như sau:
Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
…
- Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.
Như vậy, thời hạn đăng ký biến động đất đai là không quá 30 ngày kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động.
Trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.
Có phải cấp mới sổ đỏ khi đăng ký biến động đất đai?
Bên cạnh những vấn đề liên quan đến việc đăng ký biến động đất đai thì nội dung quan trọng chính là việc cấp sổ đỏ. Nếu như thay đổi về người sử dụng đất thông qua các giao dịch về đất thì thủ tục đăng ký biến động đất đai như thế nào? Đăng ký biến động đất đai tối đa bao nhiêu ngày? Nếu thông tin của thửa đất bị sai thì việc đăng ký biến động được thực hiện ra sao? Vấn đề này được quy định gồm:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, các trường hợp sau đây được cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là sổ đỏ) khi đăng ký biến động bao gồm:
+ Hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất mới.
+ Tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Thửa đất được tách ra để cấp riêng sổ đỏ đối với trường hợp sổ đỏ đã được cấp chung cho nhiều thửa.
+ Chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
+ Người thuê, thuê lại quyền sử dụng đất của nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
+ Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng một phần diện tích đất, tài sản gắn liền với đất trên sổ đỏ đã cấp dưới các hình thức quy định tại mục 1, 2, 3.
+ Thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng hoặc của nhóm người cùng sở hữu, sử dụng.
+ Chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên thửa đất đã được cấp sổ đỏ.
+ Thay đổi toàn bộ các thông tin thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính.
+ Thay đổi diện tích đất ở trong thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở do xác định lại diện tích đất ở theo quy định.
+ Sổ đỏ đã cấp bị hư hỏng hoặc bị mất.
+ Các trường hợp đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà trên trang 4 của sổ đỏ đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi.
+ Các trường hợp đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại các điểm a, b, e, g, h, l, m, n và điểm r khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp mới sổ đỏ.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, trường hợp bạn được ba mẹ tặng cho một phần thửa đất và hợp đồng tặng cho đã được công chứng theo đúng quy định của pháp luật thì khi đăng ký biến động đất đai, bạn sẽ được cấp mới sổ đỏ.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về đăng ký biến động đất đai chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về đăng ký biến động đất đai thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tra cứu quy hoạch xây dựng … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng làm việc của viên chức mới năm 2024
- Những trường hợp viên chức được hưởng biên chế suốt đời 2024
- Năm 2023 khi viên chức xin thôi việc được hưởng chế độ gì?
Câu hỏi thường gặp
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đăng ký biến động đất đai đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đăng ký biến động đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4, khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013 như sau:
4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.