Người dân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn như hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, hải đảo,.. muốn nhận sự hỗ trợ thì phải xin công nhận gia đình có hoàn cảnh khó khăn để nhận được sự trợ giúp, ủng hộ. Khi xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn thì cần phải viết giấy gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giải quyết và được xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Vậy mẫu giấy xác nhận gia đình khó khăn có nội dung như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Mẫu giấy xác nhận gia đình khó khăn là gì?
Những trường hợp khó khăn thường gặp là gia đình có người thân bị tai nạn và là trụ cột của gia đình, gia đình có người trong gia đình bị bệnh nặng hoặc không có khả năng chi trả, gia đình đông con, những gia đình chưa được hưởng phúc lợi, người gia neo đơn, những người có công với cách mạng nhưng đang gặp khó khăn…
Điều kiện để được hưởng các chính sách đưa ra như thế nào thì phải có căn cứ để xem xét giải quyết. Người dân cần phải làm hồ sơ giấy tờ để được nhận hỗ trợ, một trong các giấy tờ cần phải có là Giấy xác nhận gia đình khó khăn được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Việc xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn thông thường được sử dụng để hưởng các chính sách hỗ trợ sau:
- Để vay vốn ngân hàng;
- Để xin miễn giảm tiền học phí cho con đi học hoặc là miễn giảm tiền viện phí
- Để xin học bổng cho học sinh, sinh viên
Đơn xác nhận hoàn cảnh khó khăn một phần nào đó góp phẩn giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người nghèo, khó khăn, kinh tế không có, vùng sâu vùng xa… Đây được xem là một trong những chính sách ưu ái giúp đỡ người dân của nhà nước.
Đơn bao gồm các nội dung sau:
– Thông tin gia đình đang có hoàn cảnh khó khăn: họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa trỉ thường trú, tạm trú hiện nay của các thành viên có trong gia đình
– Lý do làm đơn: Trình bày hoàn cảnh gia đình, công việc và các nguồn thu nhập như thế nào
– Khó khăn mà gia đình gặp phải
– Gia đình thuộc diện nào: là gia đình chính sách hay gia đình vùng sâu vùng xa hay gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo…
Mẫu giấy xác nhận gia đình khó khăn
Mẫu giấy xác nhận gia đình khó khăn là mẫu đơn được viết bởi những các nhân, hộ gia đình có nhu cầu xác nhận về hoàn cảnh gia đình mình thuộc trường hợp khó khăn. Xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn với nhiều mục đích khác nhau như xin giảm học phí, xin vay vốn, xin giảm án,..
Cách viết Đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn tương đối đơn giản, tuy nhiên người làm đơn cần ghi đầy đủ và chính xác các thông tin cần điền, đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin này.
Đơn cần được trình bày ngắn gọn, rõ ràng và khoa học, trong đó lưu ý các nội dung sau:
- Thông tin về người đang có hoàn cảnh khó khăn: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán và địa chỉ thường trú, tạm trú hiện nay….
- Lý do làm đơn: Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh khó khăn của gia đình.
- Gia đình thuộc diện nào? Là gia đình chính sách, hay gia đình vùng sâu vùng xa hay thuộc hộ nghèo.
- Các thông tin về các thành viên trong gia đình: Thông tin về bố mẹ, anh chị em, công việc của gia đình, thu nhập của gia đình…
- Lý do xin xác nhận để làm gì: Xin hỗ trợ học phí hay để vay vốn, làm hồ sơ xin học bổng…
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy xác nhận gia đình khó khăn“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về vấn đề mẫu đơn nghỉ việc cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Nếu không hoàn trả bảo hiểm thất nghiệp thì bị sao?
- Đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất
- Cách xin giấy nghỉ bệnh
Câu hỏi thường gặp
Trách nhiệm thi hành của cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 33/2013/TTLT-BYT-BTC như sau:
Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm quy định cụ thể trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ đối với các nội dung quy định tại Điểm 1, 2, 3 và 4 Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của Quỹ tại địa phương.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm thành lập Quỹ theo quy định tại Điều 2 Thông tư này và phê duyệt Điều lệ hoạt động Quỹ.
Sở Y tế có trách nhiệm:
Tổ chức, quản lý và điều hành Quỹ theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Lập dự toán ngân sách Quỹ và kinh phí quản lý Quỹ gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt;
Hằng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổng hợp tình hình thành lập và hoạt động của Quỹ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn là người bệnh nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì có thể là đối tượng được nhận hỗ trợ khi khám, chữa bệnh và được hỗ trợ tiền ăn theo quy định.
Theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2021/QĐ-TTg quy định về các chế độ hỗ trợ đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tham gia khám, chữa bệnh như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định sau:
Hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng thuộc khoản 1 và 2 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.
Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng thuộc khoản 1 và 2 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở y tế chuyển người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có). Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.
Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Cơ sở y tế chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh, sau đó thanh toán với Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.
Hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg phải đồng chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.
Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp không có bảo hiểm y tế; nếu có bảo hiểm y tế thì hỗ trợ như khoản 3 Điều 4 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg.
Trường hợp người bệnh tự lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến) hoặc khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì thực hiện việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành.”
Theo quy định trên, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn là người bệnh thuộc diện được hưởng trợ cấp được hỗ trợ tiền ăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.