Chào Luật sư hiện nay tôi có vấn đề này cần được sự hỗ trợ. Trước đây vợ chồng tôi có được người quen giới thiệu mua đất ở một khu nông thôn với giá rẻ. Vợ chồng tôi định mua để đó khi nào về hưu sẽ xây dựng một ngôi nhà để nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên tôi mới biết được một tin tức rằng người bán đất cho tôi đã giả mạo chữ ký với ba mẹ để lừa đảo bán đất cho chúng tôi. Bây giờ chúng tôi nên làm gì với tình huống này? Liệu chúng tôi có thể đòi lại tiền được không? giả mạo chữ ký làm sổ đỏ thì giải quyết thế nào? Có nên kiện người giả mạo chữ ký làm sổ đỏ hay không? Mong được Luật sư tư vấn giúp tôi. Cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề “giả mạo chữ ký làm sổ đỏ” chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:
Giả mạo chữ ký làm sổ đỏ thì giải quyết thế nào?
Hiện nay việc giả mạo chữ ký làm sổ đỏ là vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất của hành vi, mục đích của người có hành vi sai phạm và mức phạt cũng khác nhau. Giả mạo chữ ký làm sổ đỏ hiện nay có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý trách nhiệm hình sự. Cụ thể hiện nay quy định về giả mạo chữ ký làm sổ đỏ có những đặc điểm riêng để nhận biết. Và cách giải quyết khi có người giả mạo chữ ký làm sổ đỏ là:
Với trường hợp giả mạo chữ ký để làm sổ đỏ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì đó là hành vi cố ý vi phạm, có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
– Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Với hành vi giả mạo chữ ký của bạn nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên tùy vào các yếu tố như động cơ, mục đích phạm tội. Và nếu hành chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Bị mạo danh chữ ký làm Sổ đỏ giải quyết thế nào?
Hiện nay trong một số trường hợp có người bị mạo danh chữ ký để làm sổ đỏ. Người giả mạo đó có thể là người thân, người quen biết hoặc người lạ nhưng lại có hành vi giả mạo chữ ký để làm sổ đỏ. Họ làm hành vi sai trái hòng chiếm đoạt tài sản, lừa dối người khác trong giao dịch để trục lợi cho bản thân mình. Chính vì vậy mà khi mua tài sản lớn như bất động sản thì chúng ta cần chú ý cẩn thận xác minh kỹ càng. Bên cạnh đó thì các giao dịch về đất cũng cần được công chứng, chứng thực. Quy định về cách giải quyết khi bị mạo danh chữ ký làm sổ đỏ là:
Do Sổ đỏ thuộc trường hợp không đủ điều kiện được cấp sổ đỏ cho nên căn cứ theo điểm d, khoản 2, Điều 106 Luật đất đai 2013 thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp.
Căn cứ theo khoản 4, Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự thủ tục tiến hành việc thu hồi sổ đỏ được tiến hành như sau:
– Gia đình bạn phải gửi kiến nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
– Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan thanh tra cùng cấp thẩm tra; nếu kết luận là Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do; sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho người sử dụng đất mà không có đơn khiếu nại thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;
– Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đã thu hồi theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền;
Mạo danh chữ ký làm sổ đỏ bao lâu sẽ bị thu hồi sổ đỏ?
Hiện nay mạo danh chữ ký làm sổ đỏ thì sổ đỏ đó xem như không có giá trị. Bởi người giả mạo đã có hành vi sai trái và họ thực sự không phải là chủ sử dụng mảnh đất như đã thể hiện trên sổ đỏ. Vậy nếu như bị phát hiện thì sẽ báo cáo việc thu hồi sổ đỏ cho cơ quan nào để giải quyết. Mạo danh chữ ký làm sổ đỏ bao lâu thì sẽ bị thu hồi? Thu hồi sổ đỏ do mạo danh chữ ký hiện nay có cần chứng kiến của ai hay không? Quy định về thời gian thu hồi sổ đỏ khi mạo danh chữ ký là:
Về việc thu hồi sổ đỏ cấp không đúng đối tượng sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp sổ quyết định sau khi có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp và văn bản có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Khoản 3 Điều 106 Luật đất đai hiện hành.
Cụ thể về việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 106 Luật này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105, sau khi có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.
Căn cứ theo khoản 26 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP), tùy thuộc vào người phát hiện sổ đã cấp không đúng đối tượng sử dụng đất mà có quy định thu hồi với từng trường hợp, cụ thể:
(1) Khi Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có bản án, quyết định có hiệu lực thi hành và trong đó có kết luận về việc thu hồi thì việc thu hồi được thực hiện theo bản án, quyết định đó
(2) Khi cơ quan thanh tra có văn bản kết luận Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, nếu kết luận đó là đúng thì quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp; sau khi xem xét, xác định Giấy chứng nhận đã cấp là đúng thì phải thông báo lại cho cơ quan thanh tra
(3) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định tại Điều 105 của Luật Đất đai và Điều 37 của Nghị định 148/2020/NĐ-CP phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì kiểm tra lại, thông báo cho người sử dụng đất biết lý do và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp
(4) Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì gửi kiến nghị bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và cơ quan phải có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng
(5) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nếu không đồng ý với hướng giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại.
Mức phạt của tội giả mạo chữ ký người khác ra sao?
Bộ luật hình sự hiện hành có quy định về mức phạt của tội giả mạo chữ ký. Mức phạt dành cho hành vi này gồm các khung khác nhau tùy thuộc vào hành vi và tính chất của hành vi vi phạm pháp luật đó nguy hiểm ở mức độ như thế nào. Việc giả mạo chữ ký hiện nay diễn ra phổ biến và thủ đoạn của các người phạm tội cũng tinh vi hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà nhiều người đã tin lầm và bị mất tiền oan. Quy định về mức phạt của tội giả mạo chữ ký của người khác hiện nay được quy định như sau:
Hành vi giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản:
Giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thường xuất hiện trong trường hợp mua bán hợp đồng, hợp đồng vay vốn, hợp đồng… Người thực hiện hành vi giả mạo chữ ký có thể bị xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, mức phạt thấp nhất Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 02 – dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội: Tội trộm cắp tài sản; Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Mức phạt cao nhất của Tội này là phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân với trường hợp:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Hành vi giả mạo chữ ký trong công tác
Hành vi giả mạo chữ ký trong trường hợp này được thực hiện bởi người có quyền hạn, chức vụ. Cụ thể, theo Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn thì bị phạt tù từ 01 – 05 năm, mức phạt cao nhất là phạt tù từ 12 – 20 năm.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Giả mạo chữ ký làm sổ đỏ thì giải quyết thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ làm sổ đỏ…. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm
- Ly hôn nhanh thì cần những điều kiện gì theo pháp luật hiện hành?
- Đất rừng tự nhiên có được chuyển nhượng không?
- Điều kiện tách thửa đất rừng sản xuất?
Câu hỏi thường gặp
Giả mạo trong công tác là hành vi của một người vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sửa chữa, làm sai lệch nội dung các giấy tờ, tài liệu, chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn hoặc làm, cấp các giấy tờ giả. Trong đó:
– Sửa chữa, làm sai nội dung giấy tờ là hành vi tẩy xoá, viết thêm, bỏ bớt hoặc bằng thủ đoạn khác làm cho nội dung giấy tờ đó không còn đúng với nội dung vốn có của nó.
Hành vi sửa chữa ở đây được hiểu theo nghĩa tiêu cực, tức là sửa đúng thành sai với động cơ xấu. hậu quả của việc sửa chữa là làm sai lệch nội dung giấy tờ đó, làm cho nội dung của giấy tờ đó không đúng với thực tế kách quan.
Giấy tờ bị sửa chữa chủ yếu là các loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành có liên quan đến quyền và lợi ích của cá nhân, tập thể, cơ quan, tổ chức mà người phạm tội quan tâm.
Phạt tù từ 01 – 05 năm với người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi:
+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
+ Làm, cấp giấy tờ giả;
+ Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
Một số trường hợp giả mạo chữ ký thường gặp đó là:
– Thứ nhất, người ký tự động thay đổi chữ ký đã ổn định của mình bằng một phần hoặc toàn bộ bằng cách thay bằng ký tự khác, thêm hoặc bớt nét để mỗi lần ký đều có một dạng chữ ký hao hao nhau nhưng không giống nhau hoàn toàn;
– Thứ hai là mô phỏng lại chữ ký của người khác thông qua một số cách thức: tập ký, đồ nét, photocopy, in phun màu hoặc ký hẳn một chữ ký mới mang tên người bị giả mạo.
Các lĩnh vực có khả năng bị giả mạo chữ ký thường gặp là công chứng, chứng thực, sở hữu trí tuệ, kế toán, kiểm toán,…
Hành vi giả mạo chữ ký trong lĩnh vực công chứng, chứng thực được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 15, điểm a khoản 2 Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP với mức xử phạt vi phạm hành chính như sau:
+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp giả mạo chữ ký của công chứng viên;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực.