Nhãn hiệu là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh với nhau. Để xây dựng uy tín; cũng như giúp khách hàng có thể nhận biết sản phẩm; dịch vụ của mình thì các yếu tố về nhãn hiệu chính là một trong những yếu tố cơ bản. Nếu không đăng ký bảo hộ thì rất có khả năng nhãn hiệu sẽ bị cá nhân, tổ chức khác xâm phạm, sử dụng trái phép. Đặc biệt tại Hà Nội nơi có rát nhiều những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì vấn đề bảo hộ nhãn hiệu là rất cần thiết. Vậy thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Nội năm 2021 được thực hiện thế nào? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay nhé !
Căn cứ pháp lý
Điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ
Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi và bổ sung 2019 quy định: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Có thể nói nhãn hiệu chính là biểu tượng của một doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh; bởi vậy nếu xây dựng được một nhãn hiệu tốt; cũng như có uy tín trên thị trường sẽ là cơ sở để phát triển việc kinh doanh hơn nữa. Tuy nhiên, để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Nội hay bất cứ đâu thì việc xem xét các điều kiện là vô cùng cần thiết. Những điều kiện đó bao gồm:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Nội ?
Nhãn hiệu hàng hóa được xem là tài sản (tài sản trí tuệ) của một doanh nghiệp. Với việc có rất nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh trên một khu vực địa lý nhất định cũng như thị trường liên quan như tại Hà Nội. Việc thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là công việc quan trọng để xác lập quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp đối với nhãn hiệu. Qua đó:
- Ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc nhái lại, tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp;
- Khả năng phân biệt của người tiêu dùng về chất lượng mặt hàng của Doanh nghiệp với các đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng khác cao hơn;
- Ngăn chặn việc một đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu của Doanh nghiệp đang sử dụng đi đăng ký độc quyền, khi đó Qúy khách hàng không được phép sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó trong lĩnh vực kinh doanh của mình;
- Một nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng nếu được bảo hộ độc quyền sẽ đem lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp từ việc nhượng quyền thương hiệu hoặc bán nhãn hiệu đó;
- Tạo cho Doanh nghiệp một thương hiệu riêng trên thị trường và nhiều lợi ích khác.
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Nội
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong những bước quan trọng và được thực hiện đầu tiên khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu (Logo). Bộ hồ sơ đúng theo quy định của pháp luật cần có:
- Tờ khai đăng ký (theo mẫu của Bộ khoa học & công nghệ ban hành).
- Mẫu nhãn hiệu (In kích cỡ 5cm x 5cm, 8 bản)
- Giấy ủy quyền thực hiện các thủ tục (nếu ủy quyền cho người khác thực hiện)
- Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu nhãn hiệu (Gồm: chứng minh nhân dân; căn cước công dân; hộ chiếu)
- Giấy Đăng ký kinh doanh của công ty sở hữu nhãn hiệu (đối với trường hợp đăng ký dưới sở hữu của công ty).
Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu Trí tuệ
Khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Nội cá bạn có thể lựa chon một trong hai phương thức sau:
Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Cục sở hữu trí tuệ. Có ba địa điểm chính để nộp trực tiếp gồm:
- Trụ sở tại Hà Nội: số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Hoặc nộp online qua Cổng thông tin trực tuyến: http://www.noip.gov.vn/
Trình tự thụ lý hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Nội
Nộp và tiếp nhận đơn
Nếu đơn có đủ tài liệu theo quy định thì cán bộ nhận đơn tiếp nhận đơn, đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn; số đơn và các tờ khai. Tờ khai được trao (gửi) có giá trị thay cho giấy biên nhận đơn. Nếu đơn không đủ tài liệu thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Cục sở hữu trí tuệ không phải gửi trả lại cho người nộp đơn các tài liệu đơn; nhưng phải hoàn trả các khoản phí; lệ phí đã nộp theo thủ tục hoàn trả phí, lệ phí theo quy định.
Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Nội
Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu về hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có hợp lệ hay không. Đơn đăng ký được thẩm định trong thời hạn 01 tháng; kể từ ngày nộp đơn và có thể bị kéo dài.
Công bố đơn hợp lệ
Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ sẽ được Cục sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn. Thời hạn công bố là 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ.
Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội
Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu về nhãn hiệu là quy trình nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng được bảo hộ nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Không áp dụng đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí. Quy trình thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu được tiến hành 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Sau quá trình thẩm định nội dung, nếu đơn đăng ký phù hợp với quy định thì sẽ tiến hành cấp văn bằng bảo hộ. Nếu không thì sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Quy trình xử lý đơn đăng ký là 12 tháng. Tuy nhiên do số lượng đơn quá lớn dẫn đến Cục sở hữu trí tuệ không có đủ nhân lực để xử lý; nên dẫn đến quy trình có thể bị kéo dài đến 24 tháng.
Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Nội
Khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Nội thì cần chuẩn bị các chi phí bao gồm:
- Phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 150.000 VND
- Phí công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 120.000 VND
- Phí tra cứu thẩm định khả năng đăng ký nhãn hiệu: 180.000 VND/01 nhãn hiệu/01 nhóm sản phẩm-dịch vụ
- Phí tra cứu nhãn hiệu trường hợp nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch trong cùng nhóm: 30.000 VND/01 sản phẩm; hoặc dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: 550.000 VND/01 dịch vụ/sản phẩm cùng nhóm
- Phí thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu cho sản phẩm/dịch vụ tăng thêm (quá 6 sản phẩm/dịch vụ): 120.000 VND/dịch vụ hoặc sản phẩm
- Phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: 360.000 VND/01 nhóm sản phẩm/dịch vụ
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết” Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Nội năm 2021?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0936.408.102
Câu hỏi liên quan
Tra cứu nhãn hiệu có thể nói là bước quan trọng nhất để bắt đầu thực hiện quá trình đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên không bắt buộc phải thực hiện. Việc tra cứu nhãn hiệu trước giúp chủ doanh nghiệp tránh được những rủi ro phát sinh trong tương lai. Luật sư X cũng cung cấp dịch vụ tra cứu nhãn hiệu, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
Bạn có thể tra cứu thông tin về các hiệu tại:
– Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng.
– Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa được lưu trữ tại Cụ sở hữu trí tuệ.
– Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hóa công bố trên mạng internet tại : http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
Không. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ; huy hiệu; tên viết tắt; tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;