Trước diễn bước phức tạp của dịch bệnh covid 19, dể đảm bảo an sinh xã hội cho người dân cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp, Chính phủ đã tung ra nhiều gói cứu trợ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các gói cứu trợ này có thể là cơ hội cho nạn tham nhũng và hối lộ. Vậy giả sử trong trường hợp, người có chức vụ quyền hạn tham nhũng tiền cứu trợ covid 19 sẽ bị xử lý như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Phòng tư vấn Luật hình sự của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Tham nhũng là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định về tham nhũng như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1, Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Như vậy, Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi, nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng. Theo quy định pháp luật, người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng. Theo đó, tài sản tham nhũng có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản, trong đó bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Tham nhũng tiền cứu trợ covid 19 bị xử lý như thế nào?
Hiện nay, tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp hơn, tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực, người lao động. Chính vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ lao động, thương binh và xã hội nghiên cứu các chính sách cấp bách trước mắt để hỗ trợ trực tiếp cho người lao động và người sử dụng lao động, tập trung vào 3 nhóm chính: các chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội; hỗ trợ trực tiếp nhóm đối tượng bị ảnh hưởng sâu, không có khả năng lao động và không có khả năng phục hồi, đặc biệt là những người phải nghỉ việc, ngừng việc, giãn việc do yêu cầu của cấp thẩm quyền; hỗ trợ tín dụng để doanh nghiệp trả lương, phục hồi sản xuất để đón đơn hàng khi quay trở lại.
Cụ thể, Chính phủ đã tung ra nhiều gói cứu trợ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các gói cứu trợ này có thể là cơ hội cho nạn tham nhũng và hối lộ. Vậy giả sử trong trường hợp, người có chức vụ quyền hạn tham ô các khoản tiền từ gói cứu trợ sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Mục 1 Chương XXIII Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về các tội phạm tham nhũng; thì người có chức vụ tham nhũng tiền cứu trợ covid 19, tùy theo mức độ, tính chất, hành vi vi phạm cụ thể trong từng trường hợp có thể bị truy cứu trách niệm hình sự thuộc một trong các tội sau:
Tội tham ô tài sản
Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
2, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
… đ, Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
Như vậy, người có trách nhiệm quản lý tiền cứu trợ covid 19 mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tiền cứu trợ sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm tù giam.
Hơn nữa, người tham ô tiền cứu trợ covid 19 có thể bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm nếu : chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
Đặc biệt, người phạm tội bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người tham ô tiền cứu trợ covid 19 còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 355 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
2, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:
… e) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
Như vậy, người lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tiền cứu trợ covid 19 bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm.
Hơn nữa, người lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tiền cứu trợ covid 19 có thể bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng; Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Đặc biệt, người lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tiền cứu trợ covid 19 bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tuy từng tình huống, hành vi phạm tội cụ thể, người chiếm đoạt tiền cứu trợ covid 19 có thể bị áp dụng tội danh khác như: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Tội giả mạo trong công tác…
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Hành vi tham ô tài sản bị xử lý như thế nào theo pháp luật Việt Nam?
Câu hỏi thường gặp
Nhận hối lộ là hành vi của người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây dưới mọi hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm.
Nhận hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trừ trượng hợp: nhận dưới 2.000.000 đồng vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội về tham nhũng nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.