Chào Luật sư, để thủ tục chuyển giao thanh toán được trở nên một cách nhanh chóng nên công ty tôi đã quyết định chuyển quyền sử hữu giá tờ có giá ghi nhận 4 tỷ cho công ty TNHH B. Và để có thể chuyển giao được quyền sở hữu giấy tờ có giá này công ty chúng tôi buộc phải nộp đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá cho phía ngân hàng. Tuy nhiên khi thực hiện, ngân hàng nói mẫu đơn chuyển quyền sở hữu của tôi đã cũ và phải nộp lại đơn đề nghị mới hiện nay. Thế nên, Luật sư có thể cho tôi hỏi mẫu đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá năm 2023 trình bày như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về mẫu đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá năm 2023. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Các loại giấy tờ có giá hiện nay gồm những gì?
Hiện nay giấy tờ có giá là loại giấy tờ rất phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết về loại giấy tờ này. Các loại giấy tờ có giá hiện nay mà các ngân hàng có thể được phép phát hành ra được có thể kể tên đến chính là hối phiếu, séc, trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu và kỳ phiếu. Đây được xem là những hình thức thể hiện của giấy tờ có giá phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài ra hiện nay khi nhắc đến giấy tờ có giá thì người ta cũng có thể nhắc đến các loại giấy tờ như chứng khoán của một doanh nghiệp trên sàn giao dịch.
Theo quy định tại Công văn 141/TANDTC-KHXX quy định về các loại giấy tờ có giá như sau:
“1. Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo quy định tại điểm 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá bao gồm:
a) Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
c) Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;
d) Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);
đ) Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”…”
Nguyên tắc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá
Để có thể chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá đúng pháp luật, thì việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá phải có những nguyên tắc hoạt động nhất định. Tại Việt Nam việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá phải thực hiện dựa trên bốn tiêu chí cơ bản nhất. Trong đó có các lưu ý về việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá phải được thực hiện tại các ngân hàng nhà nước và ngân hàng nhà nước chỉ được thực hiện việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá khi có đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh được việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá là hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về nguyên tắc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá như sau:
“1. Đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá trong ngày phát sinh giao dịch theo nguyên tắc:
a) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên mua hoặc là bên nhận giấy tờ có giá khi xử lý tài sản bảo đảm, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cầm cố của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước;
b) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên bán, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước;
c) Trường hợp xử lý tài sản cầm cố trong giao dịch cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cấp tín dụng trên thị trường liên ngân hàng của bên cầm cố sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước của bên nhận cầm cố.
2. Đối với giấy tờ có giá lưu ký trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSDC, việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá được VSDC thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán, thỏa thuận giữa Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) và VSDC theo nguyên tắc:
a) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên mua hoặc bên nhận giấy tờ có giá khi xử lý tài sản bảo đảm, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng lưu ký trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSDC sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước lưu ký tại VSDC;
b) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên bán, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước lưu ký tại VSDC sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng lưu ký trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSDC;
c) Trường hợp xử lý tài sản cầm cố trong giao dịch cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng, giấy tờ có giá được chuyển từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố trong Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước mở tại VSDC.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo Hợp đồng mua bán hoặc Thông báo kết quả đấu thầu trong các nghiệp vụ thị trường mở theo ủy quyền của thành viên. Đối với các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá, các hình thức tái cấp vốn khác trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá và mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên, việc chuyển quyền giấy tờ có giá thực hiện theo quy định tại Điều 14, 15, 16, 17, 18 Thông tư này.
4. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá trong trường hợp tách hoặc sáp nhập tổ chức tín dụng theo yêu cầu của thành viên là chủ sở hữu giấy tờ có giá trên cơ sở Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo Phụ lục 5/LK ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc tách hoặc sáp nhập tổ chức tín dụng và các giấy tờ liên quan (nếu có).
Tổ chức tín dụng bị chia, hợp nhất, giải thể hoặc phá sản phải thực hiện rút giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 11 Thông tư này và đóng tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 12 Thông tư này trước khi chấm dứt tồn tại. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo Phụ lục 5/LK ban hành kèm theo Thông tư này và văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc chia, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng hoặc Quyết định tuyên bố phá sản tổ chức tín dụng của Tòa án nhân dân và các giấy tờ liên quan (nếu có).”
Mẫu đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá năm 2023
Để có thể tìm kiếm được mẫu đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá năm 2023, cách đơn giản nhất chính là tìm kiếm thông tin trên các nền tảng internet. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều mẫu đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá năm 2023 không chuẩn về mặt pháp lý, chính vì thế bạn thường hay rơi vào việc kiếm được các mẫu đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá năm 2023 không đúng các quy định ban hành. Để giúp bạn tải được mẫu đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá năm 2023 theo Thông tư 16/2022/TT-NHNN, mời bạn tham khảo mẫu đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá của LSX chúng tôi.
Thành viên lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gì?
Khi bạn là một thành viên thực hiện việc lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì bạn cần phải tuân thủ một số điều kiện nhất định được pháp luật quy định về việc lưu ký giấy tờ có giá. Sở dĩ ban hành quy định này, là vì để thống nhất trật tự về quyền lợi giữa những người thực hiện việc lưu ký tài sản tại các ngân hàng được như nhau và cũng như giúp cho những thành viên lưu ký tuân thủ các trách nhiệm của mình khi thực hiện việc bảo lưu tài sản thông qua hình thức giấy tờ có giá tại các ngân hàng tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của thành viên như sau:
“1. Cung cấp và cập nhật đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của số liệu, tài liệu, hồ sơ cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước.
2. Thực hiện các cam kết và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng Nhà nước và các thành viên khác theo hợp đồng đã ký.
3. Ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá trong các nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
4. Thực hiện các yêu cầu trong thông báo của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến các nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
5. Trả phí dịch vụ phát sinh từ việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có).”
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá năm 2023“, hoặc các dịch vụ khác liên quan như là điều kiện tuyển dụng công chức cấp huyện. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Giấy tờ có giá bao gồm: giấy tờ có giá loại ghi sổ (dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử) và giấy tờ có giá loại chứng chỉ.
Lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao và thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu giấy tờ có giá do thành viên trực tiếp lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là VSDC) nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích liên qua
Chuyển giao giấy tờ có giá giữa các bên trong giao dịch sử dụng giấy tờ có giá là việc chuyển khoản đối với giấy tờ có giá loại ghi sổ hoặc bàn giao, kiểm đếm và ghi nhận vào hệ thống kế toán đối với giấy tờ có giá loại chứng chỉ. Chuyển giao giấy tờ có giá có thể bao gồm hoặc không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá.