Thế giới ngày nay đang ở trong giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, nhiều hình thức giao dịch mới, phương thức thanh toán mới, các loại tài sản mới… Một trong những sáng tạo nổi bật của cuộc cách mạng này là sự ra đời của công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và tiền ảo.
Sự xuất hiện của các loại tiền ảo này đang được cả thế giới quan tâm và bình luận, đặc biệt là trong năm 2017; khi mà giá của Bitcoin và các đồng tiền ảo khác tăng một cách chóng mặt và thay đổi không ngừng. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hoạt động phát hành, lưu trữ, đào, giao dịch, đầu tư… ;tiền ảo diễn ra sôi động và đa dạng; thu hút số lượng lớn người tham gia. Các hoạt động này mang lại những thách thức không nhỏ cho các nhà nghiên cứu, ban hành và áp dụng pháp luật. Một câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người quan tâm là pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề này như thế nào? Mua bán tiền ảo trên mạng có vi phạm pháp luật không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tiền ảo được hiểu như thế nào?
Tiền ảo (virtual currency) là một dạng tiền kỹ thuật số (digital money) không được kiểm soát, phát hành bởi chính phủ; mà được tạo ra và quản lý bởi các nhà phát triển (developer). Loại tiền này được sử dụng, chấp nhận giữa các thành viên trong một cộng đồng ảo cụ thể.
Còn theo định nghĩa của Cơ quan Giám sát Ngân hàng châu Âu (EBA); tiền ảo không phải một đơn vị tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương hoặc cơ quan công quyền phát hành, cũng không nhất thiết phải gắn liền với tiền pháp định. Tiền ảo được nhóm, cộng đồng cụ thể chấp nhận làm phương tiện thanh toán và có thể chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử.
Tiền ảo chỉ có sẵn ở dạng điện tử và không ở dạng vật lý. Nó được lưu trữ và giao dịch chỉ thông qua phần mềm được chỉ định, ứng dụng di động; máy tính hoặc qua ví kỹ thuật số chuyên dụng và các giao dịch xảy ra qua Internet hoặc qua các mạng chuyên dụng an toàn.
Một số ghi nhận chính thức về mặt chính sách, pháp luật liên quan đến tiền ảo
– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến tiền ảo
Trước những diễn biến khó lường và những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam; ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Theo Quyết định này, việc hoàn thiện khung pháp lý này phải dựa trên ba cơ sở:
(i) Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu; quyền tài sản nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại và sẽ diễn ra;
(ii) Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam; hạn chế, ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả các rủi ro, lạm dụng liên quan; cụ thể hóa các chế định về quyền tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 trong lĩnh vực tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo;
(iii) Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo; để nhận diện, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý liên quan theo nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, minh bạch, ổn định; và có thể dự báo trước của hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế.
– Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiền ảo
Ngày 11/4/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg; về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác. Chỉ thị đã đề cập đến những rủi ro và hệ luỵ của các hoạt động liên quan đến tiền ảo trong thời gian vừa qua như: Người chơi tiền ảo dễ gặp rủi ro; nguy cơ sử dụng tiền ảo cho hoạt động tội phạm (rửa tiền, tài trợ khủng bố, chuyển tiền bất hợp pháp, trốn thuế, lừa đảo…); hoạt động đầu tư, mua bán tiền ảo, huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO); đặc biệt là hoạt động sử dụng tiền ảo để huy động vốn theo phương thức đa cấp ngày càng diễn biến phức tạp; có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính, trật tự an toàn xã hội và có thể gây rủi ro rất lớn đối với tổ chức, cá nhân tham gia.
Xem thêm: Tiền ảo có được phép đưa vào trong giao dịch dân sự không?
– Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên quan đến tiền ảo
Nhằm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác; ngày 13/4/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch; hoạt động liên quan đến tiền ảo. Chỉ thị đưa ra yêu cầu các đơn vị có liên quan (các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nghiêm túc thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường kiểm soát, xử lý các giao dịch liên quan tới tiền ảo.
Mua bán tiền ảo trên mạng có vi phạm pháp luật không?
Hiện tại, Việt Nam chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo, đồng thời cũng chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch các đồng tiền ảo, tài sản ảo.
Từ sự bùng nổ của tiền ảo ví dụ điển hình là bitcoin; Đã cho thấy tầm ảnh hưởng của tiền ảo to lớn tới mức nào trong thị trường, cũng cho ta thấy được người Việt ta đang ngày càng quan tâm nhiều hơn về tiền ảo; Vì 1 lý do là ai cũng sợ sẽ bỏ lỡ đi cơ hội “làm giàu”, họ đổ xô đi tham gia, đầu tư vào những đồng tiền ảo đã hoặc chưa được lên sàn.
Theo quy định, tiền ảo không được coi là tài sản hay hàng hóa. Tại khoản 6, 7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 1-7-2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP; về thanh toán không dùng tiền mặt có quy định: Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trong các quy định vừa nêu; Chúng ta không hề thấy phương thức thanh toán nào liên quan đến tiền ảo; Như vậy tiền ảo không được chấp thuận tại Việt Nam; Pháp luật sẽ không can thiệp vào việc các bạn khai thác hay sử dụng đồng tiền này với mục đích đồng thuận trao đổi. Tiền rất quan trọng ngày nay những lợi ích mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Nhưng đi kèm với thời kì công nghệ số; chúng ta cần phải chú ý hơn với những quyết định của mình để tránh bị thiệt trong việc sử dụng đồng tiền tại Việt Nam.
Tiền ảo có một đặc điểm là tính ẩn danh rất cao, việc kiểm soát danh tính của chủ sở hữu các ví tiền ảo rất khó. Điều này dẫn đến thực trạng, hoạt động liên quan đến tiền ảo trong cả các giao dịch thông thường hay các hoạt động phạm tội như rửa tiền, tài trợ khủng bố cũng như các hoạt động phi pháp khác rất khó kiểm soát.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chính sách, pháp luật đối với thị trường tiền ảo tại Việt Nam?
- Nhà đầu tư có đòi được tiền từ sàn Forex Hitoption Flyteam?
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Tại khoản 6, 7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định: Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, không hề thấy phương thức thanh toán nào liên quan đến tiền ảo; Như vậy tiền ảo không được chấp thuận tại Việt Nam; Pháp luật sẽ không can thiệp vào việc các bạn khai thác hay sử dụng đồng tiền này với mục đích đồng thuận trao đổi.
Đến nay vẫn chưa có một văn bản chính thức nào quy định tính chất pháp lý của tiền ảo. Vậy nên càng làm gia tăng rủi ro khi nhà đầu tư đầu tư tiền ảo.
Các chiêu trò nổi nhất hiện nay đó là thiết lập các ví tiền ảo giả mạo kêu gọi đầu tư. Huy động vốn hoặc thành lập công ty cung cấp dịch vụ trao đổi tiền ảo rồi thực hiện hành vi chiếm đoạt. Hành vi này đem lại rủi ro lớn nhất. Bởi thứ nhà đầu tư mất là tiền thật của mình. Đây là rủi ro khi đầu tư tiền ảo dễ bị gặp phải nhất. Và cũng là rủi ro xuất hiện nhiều nhất .