Trong một số thủ tục hành chính thì để ghi chép lại việc nhận đơn thư từ cá nhân, cơ quan, tổ chức thì bộ phận tiếp nhận thường sử dụng phiếu tiếp nhận đơn thư. Do đó, để chắc chắn đơn thư của mình đã được tiếp nhận thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể yêu cầu ký tên vào phiếu tiếp nhận đơn thư. Hiện nay, một số thủ tục hành chính đã có mẫu phiếu tiếp nhận đơn thư dành cho bộ phận tiép nhận. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu phiếu tiếp nhận đơn thư đầy đủ, chi tiết. Hãy tham khảo và tải xuống Mẫu phiếu tiếp nhận đơn thư file word mới 2023 dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 96/2016/TT-BQP
Tiếp nhận đơn thư là gì?
Tiếp nhận đơn thư hiểu đơn giản là tiếp nhận đơn thư của cá nhân, tổ chức gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về tiếp nhận đơn thư ta cùng đi đi tìm hiểu về các loại đơn thư và tiếp nhận đơn thư là hành vi như thế nào qua nội dung sau đây nhé.
Đơn thư bao gồm đơn thư khiếu nại; đơn thư tố cáo của công dân, tổ chức về việc làm của cá nhân, tổ chức khác mà người làm đơn cho là vi phạm, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức hoặc cá nhân; đơn thư kiến nghị, phản ánh.
Tiếp nhận đơn thư là việc nhận các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức, đảng viên gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
Xử lý đơn thư được hiểu là việc nghiên cứu, phân loại, chuyển giao đơn thư đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết hoặc hướng dẫn, trả lời người có đơn thư; công tác lưu trữ, tiêu huỷ đơn.
Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu khái quát về tiếp nhận đơn thư.
Trình tự thực hiện tiếp nhận đơn thư
Đối với bộ phận tiếp nhận đơn thư, cán bộ tiếp nhận cần thực hiện thủ tục tiếp nhận đơn thư theo quy định. Cá nhân, tổ chức gửi đơn thư đến cơ quan có thẩm quyền cần nắm được trình tự thực hiện tiếp nhận đơn thư để biết đơn của mình đã được tiếp nhận hay chưa và bao giờ có kết quả. Dưới đây là trình tự thực hiện tiếp nhận đơn thư mà cán bộ tiếp nhận đơn thư cần thực hiện đúng và cá nhân, tổ chức gửi đơn thư cần nắm rõ.
Bước 1: Nhận đơn thư
Tiếp nhận đơn thư, vào sổ công văn đến (hoặc nhập vào máy tính).
Bước 2: Phân loại và xử lý đơn thư
– Đối với đơn khiếu nại:
+ Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết
+ Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết:
+ Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người:
+ Đơn khiếu nại có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc:
+ Đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật:
+ Đơn khiếu nại đối với quyết định hành chính có khả năng gây hậu quả khó khắc phục
– Đối với đơn tố cáo:
+ Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền:
+ Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền
+ Đơn tố cáo đối với đảng viên
+ Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước, cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân:
+ Đơn tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích
+ Xử lý đối với trường hợp tố cáo như quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật tố cáo:
+ Đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng về hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm:
– Xử lý các loại đơn khác:
+ Đơn kiến nghị, phản ánh:
+ Đơn có nhiều nội dung khác nhau
+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án:
+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan dân cử:
+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo:
+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước:
+ Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh những vụ việc có tính chất phức tạp
Cách thức thực hiện
Gửi đơn trực tiếp hoặc gửi đơn thư qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ
Đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, đơn phản ánh và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có).
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, cơ quan có thẩm quyền sẽ có kết quả.
Kết quả thực hiện
Văn bản trả lời, văn bản hướng dẫn, văn bản chuyển đơn hoặc văn bản thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Phiếu nhận đơn thư là gì?
Mẫu phiếu nhận đơn thư hiện nay là mẫu phiếu được cơ quan có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích ghi chép về việc nhận đơn thư. Mẫu phiếu số 05/PTHA nêu rõ thông tin phòng thi hành án, nội dung đơn, người gửi đơn, các tài liệu kèm theo,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP. Sau khi hoàn thành việc lập phiếu nhận đơn thì người làm đơn thư và cán bộ nhận đơn thư cần ký và ghi rõ họ tên của mình để mẫu đơn có giá trị trong thực tiễn.
Mẫu phiếu tiếp nhận đơn thư file word
Hướng dẫn soạn thảo mẫu phiếu tiếp nhận đơn thư
Để ghi nhận việc gửi đơn thư thì trong phiếu tiếp nhận đơn thư cần ghi đầy đủ và chính xác các thông tin để cơ quan có thẩm quyền có thể dễ dàng nắm được. Để phiếu tiếp nhận đơn có hiệu lực và đảm bảo có ý nghĩa trong việc ghi nhận việc đã tiếp nhận đơn thư thì cần điền đủ đủ các thông tin yêu cầu. Nếu bạn chưa biết viết mẫu phiếu tiếp nhận đơn thư như thế nào, hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây nhé.
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 05/PTHA.
+ Thông tin phòng thi hành án.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập phiếu nhận đơn.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là phiếu nhận đơn.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin phòng thi hành án.
+ Thông tin về đối tượng nộp đơn.
+ Nội dung đơn.
+ Các tài liệu kèm theo.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của thủ người nộp.
+ Ký và ghi rõ họ tên của thủ người nhận.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu phiếu tiếp nhận đơn thư file word mới 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý như download mẫu đơn ly hôn thuận tình. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Đơn được tiếp nhận từ các nguồn cơ bản sau đây, bao gồm:
– Đơn do cơ quan, tổ chức, công dân gửi bộ phận tiếp nhận đơn; hộp thư góp ý; đường dây nóng; địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị hoặc trực tiếp trình bày với người có thẩm quyền được lập thành văn bản.
– Đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí và các cơ quan khác chuyển đến.
– Đơn gửi qua dịch vụ bưu chính. Đơn tiếp nhận được từ các nguồn này phải được vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi. Việc lưu trữ sổ sách và sao lưu dữ liệu trên máy tính được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
– Đơn khiếu nại phải ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
– Đơn tố cáo phải ghi rõ nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo, hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
– Đơn kiến nghị, phản ánh phải ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;
– Đơn chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đơn xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được xử lý nhưng người khiếu nại, người tố cáo được quyền khiếu nại, tố cáo tiếp theo quy định của pháp luật