Xin chào Luật sư, tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội được 7 năm 8 tháng và mới nghỉ việc được 2 tháng. Tôi không có ý định quay lại công việc mà muốn mở cửa hàng để buôn bán tự do tại nhà. Tôi mới tìm hiểu thì tôi đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng hiện tại tôi không có sổ bảo hiểm cùng với quyết định nghỉ việc do khi tôi nghỉ việc không biết về chế độ này. Tôi muốn hỏi rằng sau khi nghỉ việc bao lâu thì làm bảo hiểm thất nghiệp? Mong được Luật sư giải đáp về vấn đề này.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Sau khi nghỉ việc bao lâu thì làm bảo hiểm thất nghiệp?” dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Sau khi nghỉ việc bao lâu thì làm bảo hiểm thất nghiệp?
Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ được người lao động đóng trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bảo hiểm thất nghiệp là một phần nhỏ của bảo hiểm xã hội. Nhiều người tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng không có sự tìm hiểu về những chế độ bảo hiểm nên đã để lỡ mất quyền lợi được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Vì là chế độ đặc thù chỉ dành cho những người tham gia bảo hiểm bắt buộc nên loại bảo hiểm này có một số quy định đặc thù trong việc nhận bảo hiểm một trong số đó có quy định về thời gian nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm. Vậy sau khi nghỉ việc bao lâu thì làm bảo hiểm thất nghiệp?
Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp người lao động cần làm hồ sơ hưởng trong thời gian quy định. Căn cứ theo Khoản 1, Điều 17, Nghị định 28/2015/NĐ-CP nêu rõ:
“Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp”
Như vậy, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, người lao nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng BHTN, những hồ sơ nộp hưởng BHTN sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động sẽ bị cơ quan BHXH từ chối giải quyết.
Không lĩnh bảo hiểm thất nghiệp sau 3 tháng người lao động có mất tiền?
Không lĩnh bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn quy định có mất khoản tiền đó không có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người lao động gửi đến Luật sư X. Hiện nay, khi bạn không nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định thì khoản tiền bảo hiểm đó sẽ được bảo lưu và sau khi bạn tham gia lại bảo hiểm xã hội và nghỉ việc trong lần kế tiếp có thể thực hiện rút bảo hiểm thất nghiệp cho lần tiếp theo. Vì là khoản tiền đặc thù nên nếu người tham gia bảo hiểm không nghỉ việc theo quy định thì không thể thực hiện rút bảo hiểm thất nghiệp này. Bạn có thể thực hiện rút khoản tiền này vào thời gian trước khi được nhận hưu trí nếu không nghỉ việc gián đoạn trong quá trình lao động.
Bên cạnh việc giới hạn thời gian nộp hồ sơ hưởng BHTN thì thời gian nhận BHTN cũng bị giới hạn. Thời hạn lĩnh BHTN là trong khoảng thời gian 3 tháng kể từ ngày người lao động có quyết định được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ cơ quan BHXH.
Căn cứ quy định tại Khoản 6, Điều 18, Nghị định 28/2015/NĐ-CP giới hạn thời gian lĩnh bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp và không thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH nơi đang hưởng thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định”.
Theo đó, trong trường hợp người lao động nghỉ việc mà không lĩnh bảo hiểm thất nghiệp sau 3 tháng thì người lao động đó sẽ không được xét hưởng trợ cấp thất nghiệp trong đợt nghỉ việc đó. Tuy nhiên, họ sẽ không mất đi khoản tiền trợ cấp thất nghiệp này mà khoản tiền được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định.
Như vậy, người lao động nghỉ việc không lãnh bảo hiểm thất nghiệp sau 3 tháng sẽ không bị mất tiền trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, sau 3 tháng nghỉ việc người lao động làm hồ sơ hưởng BHTN sẽ không được cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo quy định.
Thời gian đóng BHTN được bảo lưu được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH. Theo đó, thời gian đóng BHTN được bảo lưu bằng tổng thời gian đóng BHTN trừ đi thời gian đóng BHTN đã hưởng trợ cấp thất nghiệp
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Khi người lao động không lĩnh BHTN, trong thời hạn 07 ngày làm việc sau thời hạn (3 tháng đã nêu trên), tổ chức BHXH phải thông báo bằng văn bản tới trung tâm dịch vụ việc làm nơi NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc NLĐ không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Thông báo về việc NLĐ không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp sẽ chỉ được nhận trong quá trình người lao động chưa tìm được việc làm và chờ các cơ hội việc làm. Nhưng nhiều người dù vẫn tham gia làm việc, có nguồn thu nhập nhưng vẫn đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Đây được coi là hành vi trục lợi bảo hiểm thất nghiệp và nếu bị phát hiện người lao động có thể bị xử phạt theo quy định ngoài ra khoản tiền bảo hiểm thất nghiệp sẽ được truy thu lại theo quy định. Để tránh trường hợp bị truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp thì bạn cần hiểu các quy định để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp và tuân thủ những quy định của pháp luật bảo hiểm một cách nghiêm chỉnh.
Truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp là việc người lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp lẽ ra được hưởng trước đó theo quy định nhưng vì một số lý do nên chưa nhận được hoặc chưa nhận đủ.
Hiện nay chưa bất cứ văn bản pháp lý nào có quy định cụ thể về điều kiện truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp nhưng có thể hiểu các đối tượng được truy lĩnh BHTN cần phải đảm bảo đủ các điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp như đối với các trường hợp hưởng thông thường khác.
Người lao động đã hưởng BHXH 1 lần có được truy lĩnh Bảo hiểm thất nghiệp không?
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp là hai chế độ khác nhau và được quy định bởi các văn bản pháp lý khác nhau là Luật BHXH và Luật Việc làm. Do đó, việc người lao động đã rút bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ không ảnh hưởng đến việc người lao động có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp hay không.
Người lao động muốn lĩnh bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian đóng trước đó thì vẫn phải đáp ứng đủ các điều kiện hưởng BHTN.
Do đó, người lao động đã hưởng BHXH 1 lần vẫn có thể truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ 04 điều kiện được quy định tại Điều 49, Luật Việc làm năm 2013 gồm:
(1) Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động, trừ 2 trường hợp sau:
Lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trái pháp luật
Lao động hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng
(2) Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp làm việc theo HĐLĐ có thời hạn hoặc không có thời hạn.
Hoặc người lao động đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp làm việc theo 1 công việc nhất định từ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
(3) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm tròng thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
(4) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN cho trung tâm dịch vụ việc làm.
Trừ các trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự/công an, đi học tập có thời hạn, bị tạm giam, phạt tù, phải áp dụng biện pháp vào trường giáo dưỡng, ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài, chết.
Cơ quan BHXH sẽ căn cứ vào các điều kiện hưởng và thời gian nộp hồ sơ để xem xét và quyết định người lao động có được hưởng BHTN hay không? Trong trường hợp không chi trả quyền lợi BHTN, cơ quan BHXH phải thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm và người lao động đồng thời nêu rõ lý do.
Mời bạn xem thêm
- Dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được không?
- Thuế môn bài hợp tác xã là gì?
- Lấy lại tiền đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Sau khi nghỉ việc bao lâu thì làm bảo hiểm thất nghiệp?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ nhà đất bao nhiêu tiền. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 có quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Như vậy, số tháng người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Cụ thể cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định về chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
…
Như vậy, người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp được chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
– Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
– Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
– Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.