Học việc là hình thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong thời gian đầu vào làm đối với những nhân viên chưa có nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệp thực tiễn. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên thì khi bắt đầu giai đoạn học việc người lao động và người sử dụng lao động thường ký với nhau một bản hợp đồng gọi là hợp đồng học việc. Hiện nay các quy định pháp luật về hợp đồng học việc vẫn chưa được biết đến phổ biến. Nhiều người ký những bản hợp đồng học việc trong sự mông lung, không rõ ràng về lợi ích và nghĩa vụ. Để bạn có thêm những kiến thức cần thiết về hợp đồng học việc và mẫu hợp đồng học việc tại công ty mới nhất hiện nay. Mời bạn đón đọc bài viết “Mẫu hợp đồng học việc tại công ty” dưới đây cửa Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng học việc là gì?
Hợp đồng học việc là sự thỏa thuận bằng văn bản của người có nhu cầu học việc với tổ chức, cá nhân nhằm mục đích được hướng dẫn, học việc dưới sự quản lý của bên tổ chức, cá nhân hướng dẫn.
Hiện nay thì pháp luật vẫn chưa quy định cụ thể về hợp đồng học việc, do đó hợp đồng này có thể được xem xét dưới hình thức hợp đồng đào tạo, hợp đồng học nghề.
Tuy không có quy định về hợp đồng học việc nhưng cũng cần đảm bảo không trái quy định pháp luật:
– Người học việc phải từ đủ 14 tuổi trở lên, có sức khỏe phù hợp để thực hiện công việc
– Trong hợp đồng đảm bảo nội dung về việc được học, nơi học việc, thời gian học việc, chi phí học việc, trách nhiệm của người hướng dẫn, người học việc.
– Bên tổ chức, cá nhân hướng dẫn sẽ cung cấp các trang thiết bị, điều kiện để bên học việc có thể có những kiến thức và kỹ năng cần thiết sau khi hoàn thành khóa học việc.
Quyền lợi của học viên trong thời gian học việc
Trong thời gian học việc tại Doanh nghiệp, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi như:
– Không phải đóng học phí khi được tuyển vào học việc để làm việc cho doanh nghiệp
– Trong thời gian học việc, nếu người học việc trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được doanh nghiệp trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận
– Được tạo điều kiện tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
– Hết thời gian học việc, được ký kết hợp đồng lao động khi đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, người học việc cũng cần lưu ý, khi doanh nghiệp tuyển người vào học việc để làm việc tại doanh nghiệp, nếu người học việc không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí theo thỏa thuận hoặc xác định trong hợp đồng học việc (Điều 61 Bộ luật Lao động 2019).
Nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của người học việc
– Nghĩa vụ:
- Người học phải làm đầy đủ thủ tục nhập học và đóng học phí theo quy định mới được vào học
- Trong học tập tuyệt đối chấp hành nội quy của lớp học, quy chế của Công ty và quy định của pháp luật. Nếu vi phạm phải bồi thường toàn bộ học phí của khóa học và những tổn thất gây ra, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Quyền hạn:
- Học viên có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho mình và xây dựng Công ty ngày càng phát triển.
- Người nhập học hoặc đang học mà vì lý do nào đó mà chưa tham gia học được thì Công ty sẽ xét để bảo lưu và được học lại.
Mẫu hợp đồng học việc tại công ty
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
HỢP ĐỒNG HỌC VIỆC
Số:116/HĐHV
Hợp đồng học việc (Sau đây gọi tắt là “Hợp đồng”) này được lập ngày … tháng …. năm 20…. tại trụ sở chính của Công ty TNHH Phú Qúy giữa các bên sau đây:
BÊN A: CÔNG TY TNHH PHÚ QUÝ
Đại diện:
Chức vụ:
Địa chỉ:
Mã số thuế:
Số điện thoại:
BÊN B:
Sinh ngày:
Số CCCD:
Địa chỉ thường trú:
Nơi ở hiện tại:
Số điện thoại:
Email:
Hai bên đã thỏa thuận và thống nhất các điều khoản của hợp đồng sau đây:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
Bên A tuyển dụng học viên là Bên B vào vị trí học việc với nội dung chi tiết quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Hợp đồng này.
ĐIỀU 2. THỜI GIAN HỌC VIỆC
Bên A tạo điều kiện cho Bên B học việc theo Hợp đồng trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày …. tháng ….. năm 20…. đến ngày …. tháng …. năm 20….
ĐIỀU 3: CHẾ ĐỘ HỌC VIỆC
– Thời gian học: 40 giờ/ tuần (Từ thứ 2 đến thứ 6)
– Ca học:
- Sáng: 08h00 đến 12h00
- Chiều: 13h30 đến 17h30
ĐIỀU 4: CHI PHÍ TRỢ CẤP, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN, THỜI HẠN THANH TOÁN TRỢ CẤP
4.1. Chi phí trợ cấp:
– Bên B được trả trợ cấp trong quá trình học việc là 120.000 đồng/ca làm việc.
– Trong trường hợp Bên B làm thêm giờ thì sẽ được trả thêm tiền trợ cấp tính theo công thức: Mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm sẽ bằng mức tiền trợ cấp của 1 giờ làm việc trong 1 ca làm việc bình thường. Cụ thể như sau:
- Vào ngày thường, mức tiền trợ cấp bằng 130% mức tiền trợ cấp cho một giờ làm thêm
- Vào ngày nghỉ hàng tuần, mức tiền trợ cấp bằng 160% mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm
- Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng trợ cấp, mức tiền trợ cấp bằng 200% mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm.
4.2. Phương thức thanh toán:
– Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản với thông tin người thụ hưởng trợ cấp như sau:
- Chủ tài khoản:
- Ngân hàng thương mại cổ phần Z
4.3. Thời hạn thanh toán
Bên A thanh toán trợ cấp học việc cho Bên B vào ngày 5 hàng tháng.
ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
5.1. Quyền lợi:
– Bên B được Bên A hướng dẫn và phân công công việc trong thời gian học việc.
– Bên B được quyền tham gia các khóa học chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công việc do Bên A tổ chức hoặc cử đi tham gia.
– Bên B có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong quá trình học việc và xây dựng công ty ngày càng phát triển.
– Bên B được quyền nghỉ những ngày lễ, tết theo các quy định của pháp luật và nghỉ phép có hưởng trợ cấp tối đa là 2 ca/tháng.
– Sau khi kết thúc thời gian học việc, nếu Bên B hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và có mong muốn làm việc lâu dài tại công ty thì sẽ được Bên A xem xét, cân nhắc và ký hợp đồng lao động chính thức với Bên B.
5.2. Nghĩa vụ:
– Chấp hành tuyệt đối các nghĩa vụ trong Hợp đồng, nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Pháp luật.
– Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các công việc được phân công và báo cáo kết quả công việc được giao cho người quản lý trực tiếp.
– Tham gia đầy đủ các khóa học nâng cao kỹ năng, chuyên môn mà công ty tổ chức
– Bồi thường thiệt hại khi Bên B gây ra thiệt hại theo nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Bộ luật Lao động hiện hành.
ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
6.1. Quyền hạn:
– Yêu cầu Bên B thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các công việc mà Bên A giao cho Bên B thực hiện
– Bên A có quyền xem xét và xử lý kỷ luật hoặc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Bên B vi phạm hợp đồng học việc, nội quy, quy chế công ty và theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại khi Bên B gây ra thiệt hại theo nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Bộ luật Lao động hiện hành.
6.2. Nghĩa vụ:
– Bên A tạo điều kiện thuận lợi cho Bên B được học tập và làm việc
– Thanh toán trợ cấp học việc cho Bên B đầy đủ và đúng thời hạn được quy định tại Điều 3 của Hợp đồng này.
ĐIỀU 7: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
– Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm các Bên trong Hợp đồng ký tên.
– Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau. Mỗi bên giữ 01 bản gốc.
BÊN A | BÊN B |
Cách viết hợp đồng học việc
Khi điền rà soát hợp đồng học việc, các bên cần đảm bảo được các thông tin sau:
Thông tin của các bên tham gia: Hai bên cung cấp thông tin họ và tên, số chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, số điện thoại, hộ khẩu thường trú, trụ sở…
Chế độ học việc: Theo sự thỏa thuận các bên, không được vi phạm các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động…
Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên: Do hai bên thỏa thuận.
Ngoài ra, trong hợp đồng học việc phải đầy đủ những nội dung cơ bản như: Nghề đào tạo là nghề gì, địa điểm đào tạo, thời gian đào tạo, học việc, trách nhiệm của hai bên…
Quy định của pháp luật về hợp đồng học việc
Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật lao động 2019 quy định về việc học nghề tập nghề để làm việc cho người lao động như sau:
Người sử dụng lao động tuyển người vào học việc để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Người học việc, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học việc, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
Trong thời gian học việc, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
Bên cạnh đó khi ký kết hợp đồng học việc cần phải chú ý đến nội dung hợp đồng như sau:
Về chủ thể: Bên người học việc và bên người sử dụng lao động
Về nội dung của hợp đồng học việc cần đầy đủ các điều khoản cơ bản sau đây: Nghề đào tạo; Địa điểm, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và tiền lương trong thời gian đào tạo; Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo; Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; Trách nhiệm của các bên.
Về hình thức của hợp đồng học việc: Hợp đồng học việc phải được lập thành văn bản.
Mời bạn xem thêm
- Hợp đồng học việc có đóng BHXH không?
- Chấm dứt hợp đồng học việc như thế nào?
- Mẫu hợp đồng cộng tác viên dịch vụ mới 2023
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng học việc tại công ty”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ an phí tranh chấp ranh giới đất đai,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội chỉ gồm những người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động.
Như vậy đối tượng giao kết hợp đồng học việc được nhắc đến trong bài viết này không bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội.
Về nội dung của hợp đồng học việc cần đầy đủ các điều khoản cơ bản sau đây: Nghề đào tạo; Địa điểm, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và tiền lương trong thời gian đào tạo; Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo; Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; Trách nhiệm của các bên.
Người học việc, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học việc, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.