Sau khi quyết định nghỉ việc hoặc chấm dút hợp đồng lao động, người lao động có thể được hưởng một khoản tiền trợ cấp thôi việc, miễn là đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết. Khoản tiền trợ cấp thôi việc này thường được xem như một phần thưởng hoặc bồi thường dành cho người lao động sau thời gian dài cống hiến cho công ty hoặc doanh nghiệp. Điều kiện để được nhận khoản trợ cấp này cần đáp ứng các điều kiện nhất định, vậy các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc năm 2023 là trường hợp nào?
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về trợ cấp thôi việc như thế nào?
Trợ cấp thôi việc là một khoản tiền hỗ trợ tài chính được đơn vị/ người sử dụng lao động chi trả bổ sung cho người lao động sau khi họ nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong một khoảng thời gian nhất định.
Mục đích của việc hưởng trợ cấp thôi việc làm là giúp đỡ những người phải rời khỏi công việc hiện tại có thể duy trì cuộc sống ổn định trong quãng thời gian họ tìm kiếm việc làm mới. Khi đối diện với tình trạng thất nghiệp, việc có một khoản tiền hỗ trợ này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, đảm bảo họ có thể trang trải các chi phí cơ bản như tiền thuê nhà, chi tiêu hàng ngày và các khoản vay nợ.
Tuy nhiên, không phải ai sau khi nghỉ việc đều có quyền được hưởng trợ cấp thôi việc. Để được nhận khoản tiền này, người lao động phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định trong pháp luật lao động. Những điều kiện này có thể bao gồm số năm làm việc tối thiểu tại công ty, lý do chấm dứt hợp đồng lao động phải tuân theo các quy định pháp luật và nội bộ công ty, cũng như phải đi đúng quy trình thủ tục khi nghỉ việc.
Quy định về trợ cấp thôi việc có thể thay đổi tùy theo từng quốc gia và công ty cụ thể. Vì vậy, người lao động nên tìm hiểu và hỏi rõ về chính sách hỗ trợ này khi ký kết hợp đồng lao động để đảm bảo rõ ràng và công bằng trong việc được hưởng trợ cấp khi cần thiết.
Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc năm 2023
Căn cứ quy định tại Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) thì khi hợp đồng lao động chấm dứt, NLĐ không được nhận trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Hết hạn hợp đồng lao động;
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại Khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
– NLĐ chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
– Người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
– NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
– NSDLĐ không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
– NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019.
– NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2019.
Trường hợp 2: NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trường hợp 3: NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
Trong đó, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019.
Trường hợp 4: NLĐ bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên
Cách tính tiền trợ cấp thôi việc năm 2023
Người lao động được nhận trợ cấp có thể tính toán mức hưởng theo quy định căn cứ tại Điều 46, Bộ luật lao động 2019.
Theo đó, việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động sẽ dựa trên nguyên tắc: Mỗi một năm làm việc người hưởng trợ cấp sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp bằng một nửa tháng tiền lương tính hưởng trợ cấp thôi việc.
Công thức tính mức hưởng trợ cấp thôi việc
Tiền trợ cấp thôi việc = ½ * Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc * Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
Trong đó: Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được xác định bằng tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia BHTN và thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Thời gian người lao động đã làm việc thực tế
Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:
- Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo HĐLĐ;
- Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH;
- Thời gian nghỉ hằng tuần;
- Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương đối với các trường hợp: nghỉ hằng năm; ngày nghỉ hằng năm tăng theo thâm niên nghề làm việc; nghỉ lễ, tết; nghỉ việc riêng nhưng vẫn hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật;
- Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;
- Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;
- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
Thời gian người lao động đã tham gia BHTN
Thời gian mà người lao động đã đóng BHTN bao gồm 2 khoảng thời gian sau:
- Thời gian người sử dụng lao động đã đóng BHTN theo quy định của pháp luật;
- Thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN theo quy định của pháp luật;
Lưu ý: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người được tính theo năm tính đủ 12 tháng, trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về muốn tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, trợ cấp thôi việc không thuộc thu nhập chịu thuế TNCN.
Tuy nhiên, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nêu trên thì trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế tức trợ cấp thôi việc có tính thuế tncn. Còn không vượt mức thì sẽ không tính thuế TNCN.
Chi trả trợ cấp thôi việc là trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động đáp ứng đủ điều kiện khi chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó, theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019, thủ tục này diễn ra trong 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong một số trường hợp thời hạn này sẽ được phép kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, cụ thể trong trường hợp sau:
– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
– Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Căn cứ quy định của BLLĐ năm 2019, khi nghỉ việc, dù không được hưởng trợ cấp thôi việc nhưng người lao động vẫn có thể được hưởng các khoản tiền sau nếu đáp ứng đủ điều kiện.
1 – Tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán
2 – Tiền trợ cấp mất việc làm
3 – Tiền phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết
4 – Trợ cấp thất nghiệp