Kiểm dịch thực vật là một nhiệm vụ mang tính chất rất quan trọng nhằm kiểm tra, rà soát, phát hiện các trường hợp thực vật có thể gây hại cho nông nghiệp và ngăn chặn kịp thời, và ngược lại cũng như kiểm tra lại hàng hóa từ nước ta có các vấn đề gây hại không trước khi được xuất khẩu sang các nước khác, nhằm tạo an toàn, uy tín và phát triển việc xuất khập khẩu nông sản hiện nay. Vậy mẫu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật có biên bản giao nhận hiện nay ra sao? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Mẫu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật có biên bản giao nhận
Cách ghi mẫu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật có biên bản giao nhận
- Cách ghi mẫu giấy nghiệp vụ tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này như sau:
a) Tên cơ quan chủ quản: tên cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp;
b) Tên cơ quan kiểm dịch thực vật: tên cơ quan kiểm dịch thực vật cấp giấy;
c) Giấy nghiệp vụ kiểm dịch thực vật được hoàn thiện bằng cách lựa chọn và đánh dấu (x) vào các ô vuông thích hợp ở đầu dòng hoặc điền các thông tin khai báo, đăng ký theo yêu cầu cụ thể tại từng mẫu giấy. Trường hợp không có lựa chọn thích hợp, ghi nội dung vào các mục “trường hợp khác” hoặc “kết luận khác” phù hợp với thực tế. - Sử dụng mẫu giấy nghiệp vụ tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này như sau:
a) Mẫu giấy 1 được cơ quan kiểm dịch thực vật lập trên máy tính. Trường hợp Trạm kiểm dịch thực vật chưa có máy tính có thể sử dụng mẫu giấy in sẵn để ghi chép theo nghiệp vụ kiểm dịch thực vật;
b) Các mẫu giấy nghiệp vụ số 2, 3 và 5 được in sẵn hoặc được lập trên môi trường điện tử để công chức kiểm dịch thực vật sử dụng khi kiểm tra phương tiện vận chuyển, lấy mẫu, điều tra và giám sát khử trùng theo nghiệp vụ kiểm dịch thực vật;
c) Mẫu giấy 6 được tổ chức giám định lập trên máy vi tính;
d) Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu quy định tại Phụ lục V và Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT sử dụng phần mềm chuyên dụng về kiểm dịch thực vật và in ra trên các loại phôi giấy chứng nhận do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
Trường hợp Trạm kiểm dịch thực vật chưa có máy tính có thể sử dụng máy chữ để ghi nội dung cần thiết lên phôi giấy. Liên đầu tiên (hoa văn màu vàng) được lưu tại đơn vị kiểm dịch thực vật, các liên sau (hoa văn màu xanh) được cấp cho chủ vật thể. Bản chính được đóng dấu “Origin”, bản sao được đóng dấu “Copy”.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cách ghi mẫu giấy biên bản kiểm tra kiểm dịch thực vật đối với phương tiện chuyên chở như sau:
- Tên cơ quan chủ quản: tên cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp;
- Tên cơ quan kiểm dịch thực vật: tên cơ quan kiểm dịch thực vật cấp giấy
- Giấy nghiệp vụ kiểm dịch thực vật được hoàn thiện bằng cách lựa chọn và đánh dấu (x) vào các ô vuông thích hợp ở đầu dòng hoặc điền các thông tin khai báo, đăng ký theo yêu cầu cụ thể tại từng mẫu giấy, trường hợp không có lựa chọn thích hợp, ghi nội dung vào các mục “trường hợp khác” hoặc “kết luận khác” phù hợp với thực tế.
Quy cách mẫu giấy biên bản kiểm tra kiểm dịch thực vật đối với phương tiện chuyên chở được quy định như thế nào?
Quy cách mẫu giấy nghiệp vụ, dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật
- Quy cách mẫu giấy nghiệp vụ kiểm dịch thực vật tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này như sau:
a) Các mẫu giấy 1, 2, 3, 4, 5 và 6 thống nhất sử dụng khổ giấy A4 (210mm x 297mm);
b) Các mẫu giấy nghiệp vụ số 2 và 4 được thiết kế song ngữ Việt – Anh;
c) Mẫu Giấy chứng chứng nhận kiểm dịch thực vật, mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu quy định tại Phụ lục V và Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây viết tắt là Thông tư số 33/2014/TT- BNNPTNT) sử dụng chất liệu giấy carbon loại giấy in máy tính liên tục, khổ giấy 219mm x 305mm (không kể phần biên giấy); được thiết kế song ngữ Việt – Anh; phôi giấy với hoa văn màu trên nền giấy trắng được sử dụng kết hợp với phần mềm chuyên dụng. Các liên phát hành hoa văn và nền màu xanh lá cây nhạt, liên lưu: hoa văn màu vàng trên nền trắng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì quy cách mẫu giấy biên bản kiểm tra kiểm dịch thực vật đối với phương tiện chuyên chở được quy định như sau:
- Mẫu giấy biên bản kiểm tra kiểm dịch thực vật đối với phương tiện chuyên chở được sử dụng là khổ giấy A4 (210mm x 297mm);
- Mẫu giấy biên bản kiểm tra kiểm dịch thực vật đối với phương tiện chuyên chở được thiết kế song ngữ Việt – Anh;
Thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu năm 2023
Yêu cầu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu:
- Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp;
b) Không có sinh vật gây hại trong danh mục quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 25 của Luật này hoặc sinh vật gây hại lạ;
c) Bao bì đóng gói vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu phải được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
- Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được phép nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương của Việt Nam cấp;
b) Đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.
Tại Điều 28 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu như sau:
– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu;
- Hợp đồng thương mại;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
– Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương xem xét và cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật có biên bản giao nhận“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về hợp pháp hóa lãnh sự giấy đăng ký kết hôn. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 29 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định kiểm dịch thực vật nhập khẩu như sau:
– Khi nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, chủ vật thể phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật. Địa điểm thực hiện kiểm dịch thực vật là cửa khẩu đầu tiên hoặc nơi mà từ đó vật thể được đưa vào Việt Nam, trường hợp đặc biệt thì được thực hiện tại địa điểm khác có đủ điều kiện cách ly do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương quyết định.
– Đối với những vật thể có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cửa khẩu nhập khẩu.
– Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mang theo hành lý xách tay hoặc hành lý gửi theo phương tiện chuyên chở phải được khai báo và kiểm tra theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật chỉ được thông quan sau khi hoàn thành đầy đủ các thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
– Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu có giá trị cho toàn bộ lô hàng ghi trong giấy phép và hiệu lực được ghi trong giấy phép theo từng mặt hàng nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày cấp.
– Hom; chồi giống, cây, củ: từ 30 đến 50 cá thể.
– Cành, mắt ghép: từ 10 đến 20 cành.
– Sinh vật có ích: Số lượng được quy định cụ thể trong báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.