Trong quá trình lập Tờ khai Thuế GTGT, không thể tránh khỏi những trường hợp xảy ra các sai sót không mong muốn. Điều này có thể dẫn đến việc cần lập một Công văn xin hủy Tờ khai Thuế giá trị gia tăng, nhằm gửi đến cơ quan cục thuế để yêu cầu hủy Tờ khai hiện tại và lập Tờ khai mới với thông tin chính xác. Dưới đây là Mẫu Công văn xin hủy tờ khai thuế GTGT mới năm 2023 mà Luật sư X chia sẻ, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
Quy định về thuế GTGT như thế nào?
Thuế được dùng để tăng thu nhập vào ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội về các đối tượng theo chính sách. Đồng thời, thuế góp phần làm nguồn lực xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất công cộng, phục vụ cho người dân. Vậy thuế giá trị gia tăng là loại thuế như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 đã nêu định nghĩa về thuế giá trị gia tăng như sau:
“Điều 2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Những đối tượng nào chịu thuế giá trị gia tăng?
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi qua các năm 2013, 2014, 2016) như sau:
“Điều 3. Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.”
Điều đó có nghĩa là đối tượng chịu thuế GTGT quy định đối tượng chịu thuế gồm toàn bộ hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trên thị trường: hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên, do tính chất của sản xuất và tiêu dùng ở nước ta hiện nay, mặt khác để nâng đỡ và khuyến khích phát triển đối với một số ngành, lĩnh vực, Luật thuế GTGT có quy định một số loại hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT. Thuộc diện này bao gồm có 5 nhóm như sau:
Nhóm 1: Các sản phẩm, dịch vụ của một số ngành, lĩnh vực mà hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành này còn gặp nhiều khó khăn, cần có sự nâng đỡ của Nhà nước để khuyến khích phát triển như: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa qua chế biến…
Nhóm 2: Nhóm các sản phẩm và dịch vụ không mang tính kinh doanh, hoặc các dịch vụ công cộng bảo đảm cung cấp các dịch vụ tối thiểu cho tiêu dùng như: bảo hiểm học sinh, bảo hiểm vật nuôi cây trồng không nhằm mục đích kinh doanh, hoạt động triển lãm, phát song truyền thanh truyền hình, dạy học dạy nghề…
Nhóm 3: Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng cho các cơ quan Nhà nước, hàng mang theo người theo tiêu chuẩn hành lý miễn thuế…
Nhóm 4: Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam, hàng tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất gia công với nước ngoài, hàng xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản chưa chế biến thành phẩm.
Nhóm 5: Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước.
Có bao nhiêu phương pháp tính thuế GTGT?
Cơ chế hoạt động của thuế VAT rất linh hoạt và hiệu quả. Khi một doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện bán một sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, họ sẽ tính và thu thuế VAT từ người mua sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Lượng tiền thu được từ việc thu VAT này sau đó sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước. Pháp luật có những quy định chi tiết về phương pháp tính loại thuế này
Theo quy định Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định về phương pháp tính thuế GTGT như sau:
Phương pháp tính thuế
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Ngoài ra, theo Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 quy định phương pháp khấu trừ thuế GTGT cụ thể như:
Phương pháp khấu trừ thuế
1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
…….
2. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:
a) Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
…….
Theo đó, có 02 phương pháp tính thuế GTGT bao gồm: phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên giá GTGT.
Trong đó, phương pháp khấu trừ thuế GTGT được áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ hóa đơn, chứng từ, chế độ kế toán cụ thể:
– Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ 01 tỷ đồng trở lên không áp dụng với cá nhân và hộ gia đình.
– Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế không áp dụng với cá nhân kinh doanh.
Mẫu Công văn xin hủy tờ khai thuế GTGT mới năm 2023
Mẫu Công văn xin hủy tờ khai thuế GTGT được sử dụng khi có sự sai sót trong quá trình lập tờ khai thu GTGT. Các lỗi sai sót thường xảy ra trên thực tế bao gồm:
– Sai ngày tháng kê khai.
– Sai nội dung.
– Sai kì kê khai thuế GTGT.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định điều chỉnh về mẫu Công văn xin hủy tờ khai thuế GTGT, cho nên cơ sở kinh doanh có thể tự lập Công văn xin hủy tờ khai thuế GTGT để gửi đến cơ quan thuế nhằm giải quyết vấn đề sai sót.
Tham khảo Mẫu Công văn xin hủy tờ khai thuế GTGT dưới đây:
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu Công văn xin hủy tờ khai thuế GTGT mới năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như các nước được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
- Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không
Câu hỏi thường gặp:
Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa mà có số tiền thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ 300 triệu đồng thì sẽ đảm bảo điều kiện để được hoàn thuế GTGT xuất khẩu theo tháng, quý
Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ được nêu tại các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật thuế GTGT thì không được giảm thuế 2%.
Đối tượng chịu thuế GTGT hàng xuất khẩu hiện nay bao gồm hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu: Hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu được hiểu là những hàng hóa, dịch vụ được cá nhân, tổ chức trong nước bán và cung ứng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; là hàng hóa và dịch vụ bán và cung ứng cho các cá nhân và tổ chức trong khu phi thuế quan; là hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.