Trong thực tế hiện nay, hợp đồng đào tập nghề được sử dụng rộng rãi như một cơ sở pháp lý quan trọng để đào tạo người lao động với kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết trước khi làm việc cho một đơn vị tuyển dụng. Đây là một loại hợp đồng mà người sử dụng lao động ký với người lao động, nhằm đảm bảo rằng người lao động sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp. Hợp đồng tập nghề có mục đích cung cấp cho người lao động các kỹ năng cụ thể liên quan đến nghề nghiệp mà họ sẽ làm việc. Có nhiều thắc mắc rằng khi tham gia ký kết hợp đồng tập nghề có phải đóng BHXH hay không? Luật sư X sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu quy định này tại nội dung sau:
Căn cứ pháp lý
Quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
BHXH là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý. Trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH, người tham gia sẽ được bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập chính do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động. Pháp luật quy định với một số đối tượng sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc bao gồm người lao động Việt Nam và người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người Việt Nam
Các đối tượng đóng BHXH bắt buộc định kỳ trích theo tỷ lệ % tiền lương theo tháng để đóng BHXH. Căn cứ theo Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các đối tượng đóng BHXH bắt buộc gồm có:
(1) Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn;
(2) Người làm việc theo HĐLĐ theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
(3) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
(4) Cán bộ, công chức, viên chức;
(5) Người hoạt động không chuyên trách ở xã/phường/thị trấn.
(6) Công nhân quốc phòng/công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
(7) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
(8) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
(9) Đối tượng quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
(10) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Lưu ý: Các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó hầu hết các đối tượng làm việc tự do nằm ngoài các đơn vị, tổ chức là đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Có thể lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội hoặc không đóng.
Đối tượng đóng BHXH bắt buộc là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Căn cứ theo Điều 2, Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có các điều kiện sau:
- Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
- Có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đặc biệt người lao động có 2 điều kiện nêu trên không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
Quy định về thời gian làm việc đóng BHXH bắt buộc
Người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc nếu có thời gian không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 85, Luật BHXH năm 2014
Bên cạnh đó tại Khoản 5, Điều 42, Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Hợp đồng tập nghề có phải đóng BHXH hay không?
Hợp đồng đào tạo nghề là một công cụ quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu suất làm việc của người lao động. Qua việc đào tạo trước khi làm việc, người lao động có cơ hội nâng cao kỹ năng, mở rộng kiến thức và trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để người lao động phát triển sự nghiệp và tạo ra giá trị cho bản thân và đơn vị tuyển dụng. Vậy Hợp đồng tập nghề có phải đóng BHXH hay không?
Căn cứ vào điểm a, b Khoản 1 Điều 2 luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Theo những quy định nêu trên, pháp luật quy định người lao động ký hợp đồng đào tạo nghề để đủ tiêu chuẩn làm việc cho doanh nghiệp không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, trong trường hợp này doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng đào tạo nghề thì doanh nghiệp không cần tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Hợp đồng tập nghề có phải đóng BHXH hay không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ mới, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Diện tích đất thổ cư tối thiểu là bao nhiêu?
- Không đứng tên sổ đỏ có vay ngân hàng được không?
- Bảo hiểm thân nhân quân đội mức hưởng là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp:
Nội dung hợp đồng học nghề bao gồm:
Tên nghề học, kỹ năng nghề đạt được;
Nơi học và nơi thực tập;
Thời gian hoàn thành khoá học;
Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
Các thoả thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
– Hợp đồng học nghề phải được giao kết bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp; học nghề tại cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
– Hợp đồng học nghề được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản trong các trường hợp sau đây: truyền nghề; kèm cặp nghề tại doanh nghiệp.
Hợp đồng học nghề được giao kết trực tiếp giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề. Trường hợp giao kết bằng văn bản thì hợp đồng học nghề được lập thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.
Thông thường, người học nghề phải đủ 14 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu của nghề theo học. Đối với một số ngành nghề nhất định, theo danh mục do nhà nước quy định, tuổi học nghề có thể dưới 14.
Không vi phạm nghề cấm là một điều kiện đương nhiên đặt ra, phạm vi cấm cần được đặt ra đối với tất cả mọi người học nghề hoặc đối với từng trường hợp cụ thể (ví dụ với những người bị nhiễm HIV/AIDS sẽ không được tham gia học nghề mà những công việc cụ thể có khả năng lây nhiễm cho người khác) nhằm bảo vệ người học nghề, cơ sở dạy nghề và lợi ích chung của xã hội.