Khi ký kết hợp đồng lao động, cả 2 bên người lao động và người sử dụng lao động sẽ có đều phải có những thỏa thuận nhất định về quyền và lợi ích của chính mình, chính sách phúc lợi dành cho người lao động, trong đó có quyền lợi về việc đóng bảo hiểm. Mặc dù vậy, vẫn chưa nhiều người lao động biết được đâu là những loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp, cũng từ việc này đã dẫn đến làm mất đi quyền lợi mà họ đáng được nhận. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Quy định đóng bảo hiểm cho nhân viên” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014
- Luật Việc làm 2013
- Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014
Những loại bảo hiểm mà doanh nghiệp cần phải đóng cho nhân viên
Không chỉ người lao động khi họ phải phải tham gia đóng các loại bảo hiểm bắt buộc mà đến cả người sử dụng lao động chính là doanh nghiệp cũng sẽ phải bắt buộc đóng các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Thực tế, bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với những loại bảo hiểm đảm bảo an sinh xã hội, lợi ích của người lao động. Đối với từng thời kỳ phát triển in, chính phủ lại có những quy định riêng về bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp.
Bảo hiểm xã hội (BHXH)
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một trong các loại bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng hiện nay.
Doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014:
“- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác;
– Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc;
– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.”
Mức đóng của doanh nghiệp:
- Với lao động người Việt Nam: Tổng 17% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng (14% vào Quỹ hưu trí – tử tuất, 3% vào Quỹ ốm đau – thai sản).
- Với lao động người nước ngoài: Tổng 3% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng vào Quỹ ốm đau – thai sản.
Lưu ý: Mức đóng với lao động nước ngoài như trên áp dụng đến hết năm 2021, căn cứ theo Điều 12, Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP.
Từ 01/01/2022, lao động nước ngoài bổ sung mức đóng:
- Người sử dụng lao động đóng 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất.
- Người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Bảo hiểm y tế (BHYT)
Căn cứ vào Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 và Nghị định số 105/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng đóng BHYT cho người lao động:
“Nhóm 1: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng;”
Mức đóng của doanh nghiệp: Với lao động Việt Nam hay lao động nước ngoài, mức đóng đều là 3% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Điều 43 Luật việc làm 2013 quy định doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHTN cho người lao động:
“3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.”
Mức đóng BHTN của doanh nghiệp cho riêng lao động Việt Nam là 1% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng. Lao động nước ngoài không tham gia loại bảo hiểm này.
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ – BNN)
Theo Điều 2 Nghị định 37/2016/NĐ-CP về đối tượng đóng BHTNLĐ – BNN như sau:
“2. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.”
Mức đóng BHTNLĐ-BNN của doanh nghiệp được quy định:
Trường hợp 1: Trường hợp doanh nghiệp không gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn:
- Với lao động Việt Nam: 0.5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.
- Với lao động nước ngoài: 0.5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.
Trường hợp 2: Trường hợp DN gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (theo điểm b khoản 1 Điều 4, Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP):
- Với lao động Việt Nam: 0.3% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.
- Với lao động nước ngoài: 0.3% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.
Bảo hiểm TNLĐ-BNN thuộc nhóm bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng cho cả người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài.
Quy định đóng bảo hiểm cho nhân viên
1. Công ty có nghĩa vụ đóng Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế cho người lao động khingười lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn. Theo quy định tại điều 141 và điều 149 Luật lao động được sửa đổi bổ sung năm 2002 và sửa đổi bổ sung 2006 và theo điều 2, 3 Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29/6/2006.
2. Nếu Công ty không đóng BHXH cho bạn, bạn có quyền yêu cầu công ty hoàn tất các thủ truy đóng BHXH:
Theo các quy định trên và tại nghị định 152/2006/ NĐ- CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Điểm 8 Mục III Quyết định 902/QĐ-BHXh ngày 26/6/2007 của BHXH Việt Nam về việc Ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc hướng dẫn một số điều của nghị định 152/2006:
· Người sử dụng lao động: Lập “Danh sách truy đóng BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 04-TBH) và công văn kèm theo các hồ sơ liên quan của người lao động gửi cơ quan BHXH.
· Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra, xác định số tiền phải truy đóng; mức truy đóng là 20% BHXH và 3% BHYT (nếu có) tính theo tiền lương, tiền công và mức lương tối thiểu tại thời điểm đóng.
· Trong thời gian phải truy đóng nếu người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và có khám chữa bệnh thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi hoàn chi phí cho người lao động.
Do đó, bạn làm đơn yêu cầu công ty truy đóng bảo hiểm cho cả quá trình bạn và cá nhân khác làm việc tại Công ty, đồng thời bạn có thể gửi đơn yêu cầu của mình lên Phòng lao động thương binh và xã hội Quận, huyện để được giải quyết.
Trường hợp Công ty không lập hồ sơ và đóng BHXH cho nhân viên, bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp Quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu Tòa án buộc công ty phải giải quyết các quyền lợi liên quan đến BHXH trong suốt thời gian bạn đã làm việc tại công ty
Bạn cần chú ý thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp đối với trường hợp của bạn là một năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 167 Bộ luật lao động.
Mức đóng các loại bảo hiểm
Mức đóng BHXH bắt buộc 2023, mức đóng BHTN 2023, mức đóng BHYT 2023 với người lao động Việt Nam như sau:
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | ||||
14% | 3% | 0,5% | 1% | 3% | 8% | – | – | 1% | 1.5% |
21,5% | 10.5% | ||||||||
Tổng cộng 32% |
Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm không?
- Không đóng bảo hiểm xã hội có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Mức đóng bảo hiểm xã hội full lương là bao nhiêu?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định đóng bảo hiểm cho nhân viên” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là đơn đề nghị tạm hoãn nghĩa vụ quân sự Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bạn có quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đơn vị đặt trụ sở chính, UBND cấp huyện, cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân nơi đơn vị đặt trụ sở chính về hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
NLĐ là công dân Việt Nam
NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Cán bộ, công chức, viên chức;
Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Trường hợp, NLĐ là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
NLĐ nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.