Hiện nay mỗi công dân đều có quyền đăng ký nơi cư trú của mình và được cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý về dân cư. Đối với trường hợp con chưa thành niên thì bố mẹ có nghĩa vụ phải đăng ký khai sinh và đăng ký nơi thường trú cho con. Việc đăng ký nơi thường trú này phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật. Theo đó, nơi cư trú của con sẽ do bố mẹ xác định và khi bố mẹ đồng ý thì con có thể nhập hộ khẩu của ông bà. Vật thì “Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho con theo ông bà” như thế nào?. hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay nhé.
Nhập hộ khẩu cho con theo ông bà được không?
Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
Theo đó, con cái có quyền nhập hộ khẩu theo cha, mẹ hoặc ôgn bà khi được bố mẹ đồng ý theo trình tự, thủ tục nhập hộ khẩu pháp luật quy định.
Theo quy định tại Điều 20 Luật cư trú năm 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:
– Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
– Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
- Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
- Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
– Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật cư trú năm 2020, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
- Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
– Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
- Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
- Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
- Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
– Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
– Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
- Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
- Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
– Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
– Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật cư trú năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật cư trú năm 2020.
Như vậy theo quy định trên, người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ sẽ được quyền về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho con theo ông bà
Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho con theo ông bà là mẫu đơn lập ra với mục đích xin phép cơ quan có thẩm quyền để con mình được nhập khẩu vào trong sổ hộ khẩu. Đơn sẽ giúp cho việc nhập khẩu được rõ ràng và không gặp phải các vấn đề về pháp lý. Nội dung đơn cần phải nêu rõ được các thông tin về người làm đơn, nội dung của đơn xin nhập hộ khẩu và thành viên nhập vào hộ khẩu,….
Mời bạn xem và tải về Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho con theo ông bà tại đây:
Hướng dẫn soạn thảo Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho con theo ông bà
Trong phần đầu Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho con theo ông bà vẫn cần phải đảm bảo được cấu trúc của một mẫu đơn cần phải có. Các thông tin cần có trong mẫu đơn này để đảm bảo được nội dung cấu trúc đơn cần thiết. Nội dung đầu tiên cần phải trình bày là Quốc hiệu và tiêu ngữ . Trong nội dung này cần phải viết in hoa Quốc hiệu còn tiêu ngữ chỉ cần viết hoa các chữ cái đầu tiên với các cụm từ có trong tiêu ngữ. Sau khi trình bày xong phần này bạn sẽ cần trình bày về địa điểm và thời gian viết đơn ở lề phải của đơn “….ngày…tháng…năm…”. Về địa điểm bạn chỉ cần ghi địa phương nơi mình thực hiện viết đơn và các thông tin về ngày tháng năm chỉ cần ghi một cách chính xác là được.
Cuối cùng là tên của đơn “ĐƠN XIN NHẬP HỘ KHẨU CHO CON THEO ÔNG BÀ”. Nội dung này cần phải được viết in hoa và in đậm với cỡ chữ lớn hơn và cần phải được viết ở chính giữa của lá đơn.
Nội dung chính của Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho con theo ông bà đầu tiên cần phải có thông tin về nơi tiếp nhận lá đơn của bạn “Kính gửi: Công an xã (phường) … huyện (Quận) … Thành phố…”.
Bên dưới sẽ đưa ra các căn cứ: Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013; Căn cứ vào Luật cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung 2013.
Sau đó sẽ trình bày các thông tin cá nhân của người viết đơn bào gồm: Họ và tên, Ngày sinh, Nơi sinh, Giới tính, Số điện thoại, Địa chỉ hiện tại và Số CMND hoặc CCCD.
Cuối cùng sẽ trình bày lý do muốn nhập hộ khẩu cho con:
Trong phần kết của Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho con theo ông bà bạn cần phải trình bày các tài liệu kèm theo đơn.
Sau đó sẽ cam kết tất cả những thông tin mình đã trình bày ở bên trên là hoàn toàn đúng với sự thật và sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm với pháp luật nếu các thông tin có sự sai sót. Đưa ra mong muốn cơ quan công an có thể xem xét và đồng ý đề nghị của người viết đơn trong thời gian sớm nhất
Cuối cùng là đưa ra một lời cảm ơn chân thành và ký, ghi rõ họ tên của mình trước khi nộp đơn. Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho con theo ông bà cần phải có các thông tin này. Đây là những thông tin giúp cho việc xác định được lá đơn đã được hoàn tất và có tính pháp lý để có thể trình lên được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Nhập hộ khẩu muộn cho con bị xử phạt thế nào?
Đăng ký thường trú có ý nghĩa quan trọng trong quản lý cư trú, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân và góp phần phục vụ các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước tại địa phương, giữ gìn an ninh, trật tự. Vì vậy khi một cá nhân sinh ra thì cha mẹ phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh và làm thủ tục đăng ký thường trú cho con.
Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, mức xử phạt được áp dụng từ 100 đến 300 nghìn đồng. Cụ thể:
Điều 9. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
b) Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
c) Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
d) Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật;
đ) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú;
e) Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú;
g) Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú;
h) Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho con theo ông bà chúng tôi cung cấp dịch vụ làm sổ hộ khẩu điện tử Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho con theo ông bà” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 8 Luật cư trú năm 2020 quy định về quyền của công dân về cư trú như sau:
– Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
– Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.
– Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.
– Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú.
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật cư trú 2020, nơi cư trú (nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) của người chưa thành niên nơi cư trú của cha, mẹ, nếu cha, mẹ không cùng nơi cư trú thì nơi cư trú của người chưa thành niên có thể là nơi cư trú của cha hoặc mẹ nơi mà con thường xuyên sinh sống.
Thủ tục nhập khẩu cho con được thực hiện tại cơ quan Công an quận, huyện, thị xã, thành phố nơi bố mẹ đăng ký thường trú.
Trường hợp bố mẹ có cùng một hộ khẩu thì làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan công an nơi bố mẹ đăng ký thường trú luôn. Trường hợp bố mẹ không chung hộ khẩu thì có thể làm thủ tục tại nơi đăng ký thường trú của bố hoặc mẹ đều được.
Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020 quy định điều kiện đăng ký thường trú như sau:
Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
+ Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật này quy định hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
1. Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
3. Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này.