Câu hỏi: Chào luật sư, hai vợ chồng tôi kết hôn được hơn 1 năm và vợ tôi vừa mới sinh e bé cách đây không lâu, hiện nay hai vợ chồng tôi đang sinh sống và làm ăn ở quê của vợ tôi nên chúng tôi đang định nhập hộ khẩu cho con tôi vào hộ khẩu của ông bà ngoại để sau này thuận tiện cho việc làm giấy tờ và để cho cháu đi học. Luật sư cho tôi hỏi là có thể nhập khẩu cho con vào hộ khẩu của ông bà ngoại được không ạ?, nếu được thì “Thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại” thực hiện ra sao ạ?. Mong luật sư giải đáp.
Việc nhập hộ khẩu cho cháu vào hộ khẩu của ông bà là điều diễn ra rất phổ biến hiện nay, vậy thì pháp luật đã đưa ra những quy định cụ thể về vấn đề này ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể các quy định này qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Nhập hộ khẩu là gì?
Nhập hộ khẩu là việc công dân đi đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền về nơi ở ổn định, lâu dài của mình, được ghi vào sổ hộ khẩu.
Theo quy định của Luật Cư trú 2020 thì nhập khẩu thực chất là thủ tục đăng ký thường trú của công dân.
Điều kiện để nhập hộ khẩu
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:
– Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
– Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
+ Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
+ Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
+ Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
– Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
+ Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
– Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
+ Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
+ Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
+ Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
– Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
– Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
+ Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
+ Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
– Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
– Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại
Trong trường hợp người chưa thành niên được cha mẹ hoặc được người giám hộ đồng ý cho nhập khẩu về với ông bà hoặc người chưa thành niên không còn cha, mẹ về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,…
Cụ thể được quy định tại Điều 20 Luật cư trú năm 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:
– Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
– Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
“….
Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.”
Như vậy, người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ sẽ được quyền về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Đồng thời, việc nhập hộ khẩu cho cháu về với ông bà phải được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý.
Giấy tờ cần chuẩn bị:
Căn cứ Điều 21 Luật Cư trú 2020, để nhập hộ khẩu vào nhà người thân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi, người chưa thành niên, chứng minh không còn cha mẹ (nếu thuộc các trường hợp này).
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Công an xã có trách nhiệm thẩm định nội dung của hồ sơ nhập hộ khẩu, cập nhật các thông tin liên quan đến nơi thường trú mới của cháu bé vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Đồng thời, thông báo cho ông bà biết về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú.
Trong trường hợp Công an xã từ chối việc đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và phải ghi rõ lý do từ chối.
– Thời gian nộp hồ sơ: từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần.
– Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01), đối chiếu với các giấy tờ đã nộp nêu trên. Nếu hợp lệ thì cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của trẻ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú.
– Thời hạn thực hiện: Trong thời hạn 07 ngày làm việc
– Cơ quan thực hiện: Công an cấp xã nơi ông bà đang thường trú để được giải quyết.
– Lệ phí: Việc nhập khẩu cho trẻ em hoàn toàn miễn phí.
Thủ tục nhập hộ khẩu online qua Cổng dịch vụ công
Để thực hiện quy đăng ký online bạn cần thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào website Cổng dịch vụ công quản lý cư trú tại địa chỉ:
https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/portal/p/home/dvc-gioi-thieu.html
Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản dịch vụ công (nếu chưa có tài khoản thì thực hiện đăng ký)
Bước 3: Nhấn chọn vào mục “Đăng ký thường trú” tại trang chủ
Bước 4: Điền đầy đủ thông tin
Lưu ý: (*) là những mục bắt buộc phải điền đầy đủ thông tin.
Bước 5: Kiểm tra lại hồ sơ.
Sau khi đã hoàn thành việc điền thông tin đăng ký, bạn click vào Ghi và gửi hồ sơ bên dưới.
Sau khi đã gửi hồ sơ, bạn có thể tra cứu tiến độ hồ sơ như sau: Tại trang chủ Cổng dịch vụ công Bộ Công an, bạn chọn Quản lý hồ sơ DVC, sau đó chọn Hồ sơ mới đăng ký. Khi hiện ra giao diện mới, bạn nhập Mã hồ sơ và chọn Thủ tục hành chính để biết hồ sơ của mình đã được duyệt chưa. Đồng thời, Thông tư 55/2021/TT-BCA cũng quy định về việc khi nộp hồ sơ trực tuyến thì người yêu cầu đăng ký thường trú cần đính kèm bản scan hoặc bản chụp các văn bản, giấy tờ cần thiết.
Lưu ý:
– Đối với thông báo tình trạng hồ sơ có thể nhận thông báo tình trạng hồ sơ qua 02 cách:
+ Nhận qua cổng thông tin;
+ Nhận qua Email.
– Đối với kết quả giải quyết có thể nhận thông qua 03 cách sau:
+ Nhận trực tiếp;
+ Qua Email;
+ Nhận qua cổng thông tin.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ hợp thửa quyền sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất năm 2022
- Trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng
- Quy định về đất rừng phòng hộ năm 2023
- Đất rừng đặc dụng có xây nhà được không theo quy định 2023?
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 7 Luật cư trú năm 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú tại Việt Nam như sau:
– Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.
– Lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
– Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
– Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật.
– Thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.
– Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch thông tin, sổ sách, hồ sơ về cư trú.
– Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ, tài liệu về cư trú trái với quy định của pháp luật.
– Lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú; cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú; khai man điều kiện, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, tài liệu để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại giấy tờ, tài liệu về cư trú.
– Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.
– Giải quyết cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
– Đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
– Truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cản trở, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Về quyền thừa kế, việc đăng ký hộ khẩu cũng không ảnh hưởng đối với quyền thừa kế. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, quyền thừa kế được xác định theo di chúc của người để lại di sản.
Trường hợp không có di chúc, di chúc không có hiệu lực, những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; hoặc những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì di sản thừa kế được chia theo pháp luật, khi thừa kế được chia theo pháp luật thì những người thừa kế được xác định theo thứ tự các hàng thừa kế quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Như vậy, việc bạn cho cháu nhập hộ khẩu vào nhà mình không ảnh hưởng đến các quyền sở hữu tài sản cũng như quyền thừa kế với các thành viên trong gia đình.