Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Vũ Minh Tuấn, tôi có một người em trai hiện nay vừa mới tốt nghiệp cấp 3. Vừa rồi đi nhậu thì em có tâm sự với tôi sau khi học xong cấp 3 sẽ không học đại học nữa mà muốn lên đường nhập ngũ nhằm rèn luyện bản thân hơn nữa cũng như cống hiến một phần nào đó cho đất nước mình. Tôi vô cùng bất ngờ với quyết định đó và em có nhờ tôi tìm hiểu giúp nếu muốn tham gia nghĩa vụ quân sự thì viết đơn ra sao thay vì đợi thông báo gọi đi nhập ngũ. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi mẫu đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Mẫu đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Nghĩa vụ quân sự 2015
Theo quy định thì công dân có thể tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự không?
Trường hợp một công dân mong muốn tham gia nghĩa vụ quân sự là điều không phải hiếm xảy ra, bởi lòng yêu nước trong mỗi người luôn luôn có, chỉ chờ có cơ hội thì ắt hẳn sẽ sẵn sàng hi sinh cho độc lập tổ quốc này. Và để trả lời cho câu hỏi công dân có thể tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự không thì căn cứ Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về nghĩa vụ phục vụ tại ngũ như sau:
– Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
– Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
Tại khoản 3 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về công dân tự nguyện nhập ngũ như sau:
Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
Như vậy, công dân nữ, công dân thuộc trường hợp tạm hoãn, miễn nếu tình nguyện thì vẫn được xem xét tham gia nghĩa vụ quân sự.
Mẫu đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Mời bạn tham khảo mẫu đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự của Luật sư X dưới đây:
Hướng dẫn viết mẫu đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự:
Kính gửi: Hội đồng nghĩa vụ quân sự ……….. ghi tên địa phương nơi bạn sống hoặc tên địa phương khác nơi bạn có nguyện vọng tham gia nghĩa vụ quân sự ở đó.
– Tôi tên là: ghi đầy đủ họ tên người làm đơn.
– Ngày tháng năm sinh: ghi rõ ngày tháng năm sinh của người làm đơn.
– Hiện đang ở: ghi địa chỉ cụ thể nơi bạn đang sinh sống.
– Tình trạng sức khỏe: dựa vào kết luận của bác sĩ trong giấy khám sức khỏe để điền vào đây.
– Hoàn cảnh bản thân: ghi rõ hoàn cảnh hiện tại của bạn nhưng thế nào, đang học hay đi làm, gia đình ra sao, có thuộc diện khó khăn nào không…
– Tôi làm đơn này, kính mong Hội đồng nghĩa vụ quân sự quận/huyện……….., Hội đồng nghĩa vụ quân sự phường/xã………….xét duyệt cho tôi tham gia nghĩa vụ quân sự trong đợt tuyển quân sắp tới. Tôi xin cam kết sẽ nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật cũng như của đơn vị trong suốt thời gian luyện tập: ghi tên quận/huyện và phường/xã nơi bạn có nguyện vọng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.
– Người làm đơn ghi ngày tháng năm, kí và ghi rõ họ tên.
Khi đi nghĩa vụ quân sự sẽ làm những công việc gì?
Phục vụ tại ngũ
Phục vụ tại ngũ là phải thực hiện các công việc được giao nhiệm vụ trong quân đội, sẽ tùy thuộc vào vị trí và đơn vị được tiếp nhận.
Trong thời bình, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng.
Ngoài ra, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan , binh sĩ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 6 tháng trong những trường hợp dưới đây:
– Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
– Đang thực hiện nhiệm vụ trong việc phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Bên cạnh đó, nếu trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì thời hạn phục vụ tại ngũ của các hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nếu các hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn kỹ thuật sẽ được ưu tiên sử dụng vào những vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của quân đội theo quy định.
Thêm nữa, sau khi hết thời gian phục vụ tại ngũ theo quy định, xét thấy có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của quân đội, nếu hạ sĩ quan, binh sĩ tự nguyện đồng thời quân đội cũng có yêu cầu thì được tuyển chọn sang phục vụ theo chế độ của sĩ quan, quân dân chuyên nghiệp hoặc là công nhân, viên chức quốc phòng theo luật pháp quy định.
Phục vụ trong ngạch dự bị
Trong phục ngạch dự bị thì hạ sĩ quan, binh sĩ được chia thành hạ sĩ quan, binh sĩ hạng một và hạ sĩ quan, binh sĩ hạng hai.
Việc huấn luyện đối với những hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một, cụ thể:
– Với tổng thời gian không quá 12 tháng phải tham gia huấn luyện và diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên cũng như sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên
– Hằng năm, số lượng hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị hạng một sẽ được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo thủ tướng Chính phủ quyết định
– Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ quyết định: phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị quân đội; quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần; quy định giữa các lần huấn luyện, được gọi các hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị tập trung để kiểm tra sẵn sàng động viên và sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày.
Nếu trường hợp cần thiết thì được quyền giữ hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ở lại huấn luyện thêm không quá 02 tháng nhưng tổng số thời gian không vượt quá thời gian quy định đã được nêu rõ tại điểm a khoản 1 Điều này.
Còn việc huấn luyện đối với binh sĩ dự bị hạng hai do Chính phủ quy định chi tiết cụ thể trong Nghị định 14/2016/NĐ-CP tại chương IV:
Huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai phải đúng đối tượng, đủ số lượng và thời gian, đúng nội dung, chương trình quy định cho từng đối tượng; phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân.
Ngoài ra, những hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã được biên chế vào đơn vị dự bị động viên trước khi tập trung huấn luyện, diễn tập đều được kiểm tra sức khỏe.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ chuyển từ đất ao sang thổ cư,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Đi nghĩa vụ quân sự có được về phép không?
- Những đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định 2023
- Độ tuổi nhập ngũ theo luật nghĩa vụ quân sự
Câu hỏi thường gặp
Nghĩa vụ quân sự gồm mấy ngạch cũng là một câu hỏi được nhiều công dân quan tâm khi đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Nghĩa vụ quân sự gồm 02 ngạch, cụ thể:
– Phục vụ tại ngũ: Phục vụ thường trực trong quân đội
– Phục vụ trong ngạch dự bị: Để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội
– Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
– Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
– Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ);
Nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Để được miễn nghĩa vụ quân sự, công dân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ yêu cầu miễn nghĩa vụ quân sự bao gồm:
– Bản chính Đơn xin miễn nghĩa vụ quân sự;
– Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn gọi nhập ngũ.
Nộp hồ sơ này tại Ủy ban nhân dân cấp xã, sau đó Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, kiểm tra hồ sơ xin miễn nghĩa vụ quân sự, xác minh công dân có thuộc đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự hay không.
Sau đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ tiến hành thông báo kết quả miễn gọi nhập ngũ với công dân.