Chào Luật sư, theo như tôi được biết ngày nay để đảm bảo giao dịch hai bên trng mua bán hàng hoá có tính pháp lý thì các bên khi tiến hành mua bán trao đổi hàng hoá sẽ ký kết hợp đồng với nhau, không chỉ là trong mua bán hàng hoá quốc tế mà ngay cả việc mua bán hàng hoá trong nước cũng vậy. Chính vì thế ngày nay các doanh nghiệp cần trang bị cho mình các kiến thức về hợp đồng mua bán hàng hoá. Vậy Luật sư có thể cho tôi biết thêm về các thông tin có liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước như thế nào?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hoá là loại hợp động được giao kết hằng ngày tại Việt Nam. Hợp đồng mua bán hàng hoá có thể xuất phát từ việc đi chợ, đi mua quần áo cá nhân cho đến việc mua bán hàng hoá để làm ăn kinh doanh. Đối với các tài sản mua bán cho giá trị lớn trong kinh doanh để đảm bảo các bên giao kết dân sự tuân thủ thì việc giao kết hợp đồng là việc không thể tránh khỏi.
Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các loại hợp đồng chủ yếu như sau:
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
– Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
– Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
– Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
– Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
– Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
– Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
– Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
– Hàng hóa bao gồm:
- Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
- Những vật gắn liền với đất đai.
Theo quy định tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá như sau:
– Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
– Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước như thế nào?
Trong Luật Thương mại để có thể quy định các điều khoản chỉ có liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, pháp luật Việt Nam đxa dành hẳn một chương quy định về việc này, để có thể giúp cho người đọc luật có thể phân biệt rõ ràng và có thể áp dựng một cách nhanh chóng các điều khoản về mua bán hàng hoá trong nước.
Theo quy định tại Điều 34 Luật Thương mại 2005 quy định về việc giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa như sau:
– Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
– Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật này.
Theo quy định tại Điều 35 Luật Thương mại 2005 quy định về địa điểm giao hàng như sau:
– Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
– Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
- Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
- Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
- Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
- Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Theo quy định tại Điều 36 Luật Thương mại 2005 quy định về trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển như sau:
– Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.
– Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó.
– Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.
Theo quy định tại Điều 37 Luật Thương mại 2005 quy định về thời hạn giao hàng như sau:
– Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
– Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
– Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Quy định về thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Một trong những vấn đề luôn luôn được quan tâm đầu tiên trong hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước đó chính việc thanh toán hợp đồng giao kết. Để có thể hướng dẫn chi tiết về việc thanh toán này, pháp luật thương mại đã có những quy định chi tiết về việc xác định giá thành giao kết và phương thức thanh toán khi thực hiện hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 52 Luật Thương mại 2005 quy định về xác định giá như sau:
Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.
Theo quy định tại Điều 52 Luật Thương mại 2005 quy định về thanh toán như sau:
– Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.
– Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
– Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
Theo quy định tại Điều 51 Luật Thương mại 2005 quy định về việc ngừng thanh toán tiền mua hàng như sau:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:
– Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;
– Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
– Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;
– Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này.
Quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa trong nước
Để phòng tranh việc hàng hoá lưu thông không có nguồn gốc rõ ràng trên thị trường có nguy cơ gây ảnh hưởng cao đối với người tiêu dùng, pháp luật thương mại đã đồng thời quy định kèm theo các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa trong nước nhằm đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng tránh xã các hàng hoá không rõ nguồn gốc.
Theo quy định tại Điều 26 Luật Thương mại 2005 quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước như sau:
– Hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép đối với một trong các trường hợp sau đây:
- Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh;
- Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.
– Các điều kiện cụ thể, trình tự, thủ tục và thẩm quyền công bố việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất năm 2023
- Giá thầu đất nông nghiệp theo quy định mới 2023
- Đất đấu thầu của xã được quy định thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước như thế nào?″. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như thủ tục tách hộ khẩu 2023. Cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.
– Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.
– Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Bên bán phải bảo đảm:
– Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba;
– Hàng hóa đó phải hợp pháp;
– Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp.
– Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại.
– Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.