Đất là nguồn tài sản quý báu của mỗi đất nước và chúng ta cũng không phải là ngoại lệ. Theo pháp luật Việt Nam quy định thì căn cứ vào mục đích sử dụng đất, đất gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất có mục đích sử dụng khác. Đất phi nông nghiệp gồm rất nhiều loại đất khác nhau nhưng tiêu biểu có thể kể đến như đất ở nông thôn, đất ở đô thị, đất sản xuất kinh doanh, đất nghĩa trang,… Vậy khi sử dụng đất phi nông nghiệp thì người sử dụng đất có phải nộp thuế sử dụng đất không và khai thuế như thế nào? Mời các bạn đến với bài viết của Luật sư X với tiêu đề “Tờ khai sử dụng đất phi nông nghiệp mới 2023“ nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010
- Nghị định 53/2011/NĐ-CP
Đối tượng nào phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
Như chúng tôi đã nêu ở trên thì nhóm đất phi nông nghiệp gồm rất nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên không phải loại đất nào cũng thuộc đối tượng phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Có thể hiểu đơn giản lý do này đó là có những loại đất phát sinh lợi nhuận ví dụ như đất sản xuất kinh doanh thì sẽ phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Hay một loại đất khác là đất nghĩa trang, loại đất này dành cho những người đã mất thì không thể nào thu thuế sử dụng đất nhưng người kinh doanh loại đất này phải chịu thuế. Vậy pháp luật quy định như thế nào về loại đất nào sẽ phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp? Căn cứ theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định về đối tượng phải chịu thuế như sau:
– Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. Cụ thể:
- Đất xây dựng khu công nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất;
- Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh (kể cả đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghệ cao, khu kinh tế);
- Đất để khai thác khoáng sản, đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản, trừ trường hợp khai thác khoáng sản mà không ảnh hưởng đến lớp đất mặt hoặc mặt đất;
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
– Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh, bao gồm:
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ.
- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng bao gồm đất thuộc nhà chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ bao gồm diện tích đất xây dựng công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ theo khuôn viên của thửa đất có các công trình này.
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
- Đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình của hợp tác xã phục vụ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất tại đô thị sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
Căn cứ để tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là gì?
Người dân thường chỉ biết đến với khái niệm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hay là trách nhiệm đi khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, đi nộp thuế,… nhưng lại chưa hiểu rõ là loại thuế này được tính như thế nào. Chắc hẳn rằng còn rất nhiều người trong số chúng ta chưa biết được căn cứ để tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Hy vọng rằng những kiến thức và thông tin mà chúng tôi giải đáp ngay sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại thuế này và không gặp vướng mắc gì khi đi làm tờ khai sử dụng đất phi nông nghiệp.
Chúng ta hiểu một cách đơn giản thì căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất. Cụ thể thì căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là diện tích đất tính thuế, giá 1m2 đất tính thuế và thuế suất. Tức là giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá của 1m2 đất. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 53/2011/NĐ-CP quy định về diện tích đất tính thuế như sau: Diện tích đất tính thuế là diện tích đất phi nông nghiệp thực tế sử dụng.
– Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất ở tính thuế.
– Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà (công trình) của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
- Hệ số phân bổ đối với trường hợp không có tầng hầm = Diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư / Tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng
- Hệ số phân bổ đối với trường hợp có tầng hầm = Diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở, nhà chung cư / (Tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng (phần trên mặt đất) + 50% diện tích tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng)
- Hệ số phân bổ đối với trường hợp chỉ có công trình xây dựng dưới mặt đất = (0,5 x Diện tích đất trên bề mặt tương ứng với công trình xây dựng dưới mặt đất) / Tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng dưới mặt đất
- Diện tích nhà (công trình) của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng là diện tích sàn thực tế sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo hợp đồng mua bán hoặc theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).
Về thuế suất, thì thuế suất đối với đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:
Bậc thuế | Diện tích đất tính thuế (m2) | Thuế suất (%) |
1 | Diện tích trong hạn mức | 0,03 |
2 | Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức | 0,07 |
3 | Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức | 0,15 |
Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất áp dụng mức thuế suất 0,03%.
Bên cạnh đó là các loại đất khác như sau:
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng mức thuế suất 0,03%.
- Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định áp dụng mức thuế suất 0,15%.
- Đất của dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt áp dụng mức thuế suất 0,03%.
- Đất lấn, chiếm áp dụng mức thuế suất 0,2%.
Tờ khai sử dụng đất phi nông nghiệp – Tải miễn phí
Mời các bạn xem, tham khảo và tải xuống mẫu tờ khai sử dụng đất phi nông nghiệp của Luật sư X ở trên. Tuy nhiên với tờ khai này thì các bạn mới chỉ hoàn thiện bước đầu tiên về thủ tục khai và nộp thuế. Để khai thuế và nộp thuế mọi người cần phải thực hiện đúng quy trình cũng như thủ tục mà pháp luật quy định. Quy trình này bao gồm đăng ký thuế, khai thuế tiếp theo là tính thuế và bước cuối cùng mới là nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Theo quy định thì người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc khai thuế, nộp thuế tại cơ quan, cá nhân được cơ quan thuế ủy quyền theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ quan thuế cấp huyện) nơi có quyền sử dụng đất.Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, người nộp thuế có thể đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại Ủy ban nhân dân xã.
Căn cứ theo quy định khoản 3 Điều 7 Nghị định 53/2011/NĐ-CP quy định: Việc đăng ký, khai, tính và nộp thuế đối với trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định như sau:
- Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế đối với từng thửa đất ở có quyền sử dụng tại cơ quan thuế cấp huyện nơi có quyền sử dụng đất như đối với trường hợp có quyền sử dụng một thửa đất;
- Trường hợp không có thửa đất ở nào vượt hạn mức đất ở tại nơi có thửa đất đó thì người nộp thuế được lựa chọn hạn mức đất ở tại một nơi có thửa đất để xác định số thuế phải nộp. Phần diện tích đất ở ngoài hạn mức được xác định bằng tổng diện tích các thửa đất ở có quyền sử dụng trừ đi hạn mức đất ở nơi mà người nộp thuế đã lựa chọn;
- Trường hợp có một thửa đất ở vượt hạn mức đất ở tại nơi có thửa đất đó thì người nộp thuế lựa chọn hạn mức đất ở tại nơi có thửa đất vượt hạn mức để xác định số thuế phải nộp. Phần diện tích đất ở ngoài hạn mức được xác định bằng phần diện tích vượt hạn mức của thửa đất ở nơi đã lựa chọn hạn mức cộng với phần diện tích của tất cả các thửa đất ở khác có quyền sử dụng;
- Trường hợp có từ hai thửa đất ở trở lên vượt hạn mức đất ở tại nơi có thửa đất đó thì người nộp thuế chỉ được lựa chọn hạn mức đất ở tại một nơi có thửa đất ở vượt hạn mức để xác định số thuế phải nộp. Phần diện tích đất ở ngoài hạn mức được xác định bằng phần diện tích vượt hạn mức của thửa đất ở nơi đã lựa chọn hạn mức cộng với phần diện tích của tất cả các thửa đất ở khác có quyền sử dụng;
- Người nộp thuế lập tờ khai tổng hợp theo mẫu do Bộ Tài chính quy định để xác định tổng diện tích các thửa đất ở có quyền sử dụng và số thuế đã nộp, gửi cơ quan thuế nơi người nộp thuế đã lựa chọn hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế để nộp phần chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quy định của Nghị định này và số thuế đã nộp tại các cơ quan thuế cấp huyện nơi có quyền sử dụng đất.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tờ khai sử dụng đất phi nông nghiệp” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Tranh chấp đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký kết hôn có cần sổ hộ khẩu không?
- Nhà đồng sở hữu có tách sổ riêng được không?
- Thủ tục xin xác định ranh giới đất
- Mẫu đơn đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Câu hỏi thường gặp
Giá của 1 m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm.
Giảm 50% số thuế phải nộp cho các trường hợp sau đây:
– Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng từ 20% đến 50% số lao động là thương binh, bệnh binh;
– Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn;
– Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sĩ không được hưởng trợ cấp hàng tháng;
– Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế.
Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất ở là người nộp thuế.