Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đã có những người mẹ họ đã quyết định hoặc buộc phải trở thành mẹ đơn thân. Quyết định đó chưa bao giờ là dễ dàng đối với một người phụ nữ. Nhưng đó là sự lựa chọn thể hiện được sự mạnh mẽ của một người phụ nữ. Dù sao, người mẹ đơn thân cũng không bỏ con và họ cũng không từ bỏ quyền làm mẹ của mình và luôn cố gắng hết sức để mang đến cho con mình một cuộc sống tốt hơn cho con của mình. Ngoài ra, nếu quyết định này sẽ mang đến một cuộc sống tốt hơn, bình yên hơn cho cả hai mẹ con thì cần được ủng hộ, và pháp luật luôn tôn trọng quyết định đó và cũng có những quy định để cho những người phụ nữa đó nắm được một cách dễ dàng hơn. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Quy định về làm mẹ đơn thân” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Luật Hộ tịch 2014
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Quyền nuôi con của mẹ đơn thân
Như đã nêu ở trên, hiện nay quy định của pháp luật về quyền trẻ em ngày càng được phát triển một cách toàn diện, chặt chẽ hơn. Pháp luật hiện hành quy định không phân biệt đối xử giữa con có trong thời kỳ hôn nhân hay ngoài thời kỳ hôn nhân. Dù bé được sinh ra và nuôi dưỡng bởi cả cha và mẹ; hay chỉ được nuôi dưỡng bởi người mẹ, còn gọi là trường hợp đơn thân thì bé vẫn nhận được toàn bộ các quyền lợi hợp pháp của mình. Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định nào về việc có thể tiến hành yêu cầu tòa án nhân dân tuyên bố bạn là mẹ đơn thân. Vì vậy trường hợp này người mẹ đơn thân không cần phải xin xác nhận của tòa mà vẫn có thể nuôi dạy và đảm bảo mọi quyền lợi của con như làm giấy khai sinh, làm bảo hiểm y tế, các thủ tục pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định cha hoặc mẹ không trực tiếp tiến hành nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con tương tự như trong trường hợp ly hôn. Như vậy có thể hiểu, trong trường hợp dù là mẹ đơn thân, sống một mình nhưng bạn vẫn có quyền yêu cầu cha cháu bé tiến hành chi trả các khoản cấp dưỡng theo quy định.
Đăng kí khai sinh cho con của mẹ đơn thân
1. Về thẩm quyền đăng kí khai sinh
Căn cứ Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 thì quy định về nới đăng ký khai sinh cho trẻ là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
2. Về nội dung đăng ký khai sinh
– Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
+) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
+) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
+) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
– Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
– Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Chính phủ quy định việc cấp Số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
3. Về trách nhiệm đăng ký khai sinh
Căn cứ Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 về trách nhiệm đăng ký khai sinh:
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
- Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
4. Về thủ tục đăng ký khai sinh
Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 về thủ tục đăng ký khai sinh, như sau:
- Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Chế độ mẹ đơn thân nuôi con nhỏ khi tham gia bảo hiểm bắt buộc
Khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động nữ được hưởng chế độ con nhỏ. Cụ thể như sau:
(1) Từ chối làm việc ban đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa
Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được quyền từ chối làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa khi có yêu cầu của người sử dụng lao động (theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019).
(2) Được chuyển việc hoặc giảm bớt giờ làm
Trong trường hợp mẹ đơn thân nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày khi làm các công việc sau:
- Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai;
Theo đó mẹ đơn thân không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Căn cứ theo Khoản 2, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019).
(3) Không được xử lý kỷ luật lao động
Không được xử lý kỷ luật lao động với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Các hình thức kỷ luật lao động sẽ được thực hiện sau khi người lao động hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi (theo Khoản 4, Điều 122, Bộ luật Lao động 2019 quy định).
(4) Được nghỉ mỗi ngày 60 phút hưởng đủ tiền lương
Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc và hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động (Căn cứ vào Khoản 4, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019).
Tuy nhiên, người lao động lưu ý thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ để đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc chung. Bên cạnh đó người sử dụng lao động còn
(5) Có thời gian nghỉ tối đa 20 ngày làm việc/ con/ năm theo Luật BHXH
Căn cứ vào Điều 27, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi con bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì mẹ đơn thân được nghỉ tối đa 20 ngày làm việc/năm/mỗi con. Thời gian nghỉ tính hưởng không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
(6) Hưởng trợ cấp khi con ốm đau
Bên cạnh việc nghỉ chăm con ốm thì Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi tham gia BHXH bắt buộc và đủ điều kiện hưởng chế độ con ốm đau được hưởng mức trợ cấp trong thời gian nghỉ việc chăm con theo quy định tại Điều 28, Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Tổng số tiền chế độ ốm đau mà cha mẹ được hưởng mỗi lần con ốm đau được tính theo công thức:
Tiền trợ cấp = (75% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ )/ (24 x số ngày nghỉ)
Trong đó:
- Mức hưởng trợ cấp được tính bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề pháp lý, đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn xác nhận mẹ đơn thân mới năm 2023
- Hướng dẫn mẹ đơn thân đăng ký khai sinh cho con nhanh chóng
- Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con như thế nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về làm mẹ đơn thân” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mẫu đơn ly hôn thuận tình viết sẵn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
– Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Để đảm bảo được quyền lợi của con, mẹ đơn thân cần đưa ra những kế hoạch dạy con cho phù hợp, giúp con phát triển toàn diện.
Việc nuôi dạy một đứa con có thể phát triển một cách đúng đắn không hề đơn giản, bất kể người cha người mẹ nào cũng cần có kế hoạch thật tốt để nuôi dạy con mình nên người, đặc biệt trong trường hợp khi người mẹ vừa phải làm vai trò của người cha. Tưởng chừng như việc dạy con của bà mẹ đơn thân vô cùng khó khăn nhưng chỉ cần có định hướng và lập kế hoạch rõ ràng để dạy con thật tốt ngay từ đầu thì điều này không hề khó khăn như bạn nghĩ. Tính cách và tâm lý của đứa trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng từ người mẹ của mình rất nhiều, vì vậy bạn phải có ý chí thật mạnh mẽ và là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho con. Bạn nên dành nhiều thời gian để chia sẻ cũng như làm bạn với con nhiều hơn. Tạo bầu không khí thoải mái, ấm áp, hạnh phúc cho đứa trẻ.