Hiện nay các quy định của pháp luật ngày càng chú trọng đến việc quản lý sự hoạt động của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, điều này thể hiện qua nhiều khía cạnh, đặc biệt là các quy định về hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào của các doanh nghiệp. Bởi vì những hóa đơn này có liên quan đến việc tính thuế của các doanh nghiệp, nếu quản lý không chặt chẽ có thể tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp có hành vi trốn thuế.. Vậy thì trong trường hợp “Bán hàng không có hóa đơn đầu vào” thì có bị xử phạt hay không?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Quy định về hóa đơn đầu vào
Hóa đơn đầu vào được hiểu là những dạng hóa đơn sử dụng vào mục đích mua sắm hàng hóa, vật tư, thanh toán dịch vụ,… phục vụ cho doanh nghiệp.
Những chứng từ cần thiết với hóa đơn đầu vào:
- Hợp đồng mua, bán hàng hóa: Nếu hợp đồng không ghi rõ danh mục các mặt hàng bán ra thì cần bổ sung phụ lục kèm theo ghi chi tiết danh mục hàng hóa mua vào.
- Phiếu nhập kho với hàng hóa mua vào.
- Phiếu thu, biên lai ghi lại số tiền giao dịch với khách hàng đối với các loại hàng hóa mua vào khác nhau.
- Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán.
Để hóa đơn đầu vào được chấp nhận và tính vào chi phí, được khấu trừ thuế, khi nhận hóa đơn đầu vào, kế toán cần lưu ý một số vấn đề sau:
Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định:
“Điều 5. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai
…
4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải thực hiện chế độ kế toán.”
Như vậy, nếu hộ kinh doanh của kinh doanh với quy mô lớn thì áp dụng phương pháp kê khai khi nộp thuế thì thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trong đó có chế độ hóa đơn bao gồm Hóa đơn đầu ra và Hóa đơn đầu vào.
Hộ kinh doanh có thể không cần hóa đơn đầu vào để kê khai thuế trong hai trường hợp sau:
– Các hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm sản phẩm không cần hóa đơn đầu vào
– Khi mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị đơn hàng nhỏ hơn 200.000 đồng
Ngoài hai trường hợp trên thì việc hộ kinh doanh mua hay nhập vào hàng hóa, dịch vụ thì phải có hóa đơn, nếu không có hóa đơn đầu vào khi cơ quan chức năng kiểm tra hàng hóa về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng mà không chứng minh được xuất xứ hàng hóa thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Bán hàng không có hóa đơn đầu vào bị xử phạt không?
Trường hợp hộ kinh doanh không có hóa đơn đầu vào, không giải trình được và bị xử phạt vi phạm hành chính, thì mức phạt sẽ tuân thủ quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”
Ngoài ra, hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nếu bị Cơ quan Thuế kết luận là hành vi trốn thuế thì bị xử lý theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
“1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;
c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
đ) Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
e) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
g) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này.
2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.”
Vậy trường hợp hộ kinh doanh không có hóa đơn đầu vào, không giải trình được tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Ngoài phải nộp phạt theo quy định trên thì trong một số trường hợp sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước; buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế,…
Thế nào là hóa đơn đầu vào hợp lệ?
Hóa đơn đầu vào hợp lệ là hóa đơn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về: nội dung trên hóa đơn, tiêu thức bắt buộc trên hóa đơn, thời điểm xuất hóa đơn như sau:
Về nội dung trên hóa đơn
Căn cứ vào Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định nội dung hóa đơn đầu vào hợp lệ phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Thể hiện đúng nghiệp vụ, nội dung kinh tế phát sinh.
- Hóa đơn viết không sửa chữa, tẩy xóa.
- Sử dụng cùng một loại màu mực không phai để phục vụ việc lưu trữ chứng từ.
- Nội dung thể hiện trên các liên hóa đơn phải thống nhất.
Cụ thể nội dung ghi trên hóa đơn đầu vào phải có đầy đủ thông tin sau:
- Thông tin người mua hàng, người bán hàng
- STT, tên hàng hoá dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền
- Cộng tiền hàng, thuế suất, tiền thuế, tổng tiền thanh toán.
- Tiền hàng bằng chữ
- Ký và đóng dấu của người bán hàng
Như vậy một hóa đơn đầu vào hợp lệ đầu tiên là hóa đơn đáp ứng tiêu chí về nội dung trên hóa đơn theo quy định Bộ tài chính.
Tiêu thức bắt buộc trên hóa đơn đầu vào
Tiêu thức bắt buộc trên hóa đơn đầu vào là yêu cầu thứ hai để xác định hóa đơn bạn nhận được có phải hóa đơn hợp lệ hay không? Cụ thể yêu cầu tiêu thức bắt buộc trên hóa đơn như sau:
- Hóa đơn phải bao gồm đầy đủ thông tin: Ngày/tháng/năm phát hành hóa đơn, họ và tên, tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, tài khoản thanh toán (nếu có) của người bán và người mua.
- Hình thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản ( nếu chuyển khoản cần ghi rõ số tài khoản)
- Thông tin hàng hóa, dịch vụ: Tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn vị tính, đơn giá, số tiền, tiền hàng, thuế suất, thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán.
- Chữ ký người mua và người bán (Nếu không có chữ ký của giám đốc thì cần có giấy ủy quyền, đóng dấu treo góc bên trái hóa đơn kèm chữ ký người ủy quyền)
- Dấu của đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ
Thời điểm xuất hóa đơn
Thời điểm xuất hóa đơn không đúng quy định thì hóa đơn đó sẽ được coi là hóa đơn khống, không hợp lệ để kê khai hạch toán thuế GTGT.
Căn cứ vào nghị định 119/2018/NĐ-CP, thời điểm lập và xuất hóa đơn được quy định như sau:
- Đối với các hóa đơn bán hàng hóa thì thời điểm lập xuất hóa đơn chính là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa của bên bán cho bên mua, không phân biệt việc đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với hóa đơn cung cấp dịch vụ, thời điểm lập xuất hóa đơn điện tử phải là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, hoặc phải là thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với các hóa đơn thuộc trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao thì sẽ lập hóa đơn có khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ tương ứng với từng lần giao.Thời điểm lập xuất hóa đơn điện tử khi này cũng tương ứng với từng lập giao hàng hoặc bàn giao này.
- Đối với các hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì thời điểm lập xuất hóa đơn điện tử được xác định theo đúng thời điểm người bán ký số, ký điện tử lên trên hóa đơn.
- Đối với hóa đơn về hoạt động cung cấp điện, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, truyền hình thì thời điểm lập xuất hóa đơn sẽ là chậm nhất không quá 7 ngày, tính từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình.
- Đối với tổ dịch vụ kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hay tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập xuất hóa đơn chính là ngày thu tiền.
Mời bạn đọc thêm:
- Cách xác định nợ chung và nợ riêng của vợ chồng khi ly hôn
- Chưa trả hết nợ chung thì có được ly hôn hay không?
- Quy định về xử lý đất dôi dư
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Bán hàng không có hóa đơn đầu vào chúng tôi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Bán hàng không có hóa đơn đầu vào” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC, bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Tuy không phải lập hóa đơn nhưng người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Ngoài ra, hàng hóa được xuất kho nhưng luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải lập hóa đơn (khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC)
Như vậy, chỉ có 02 trường hợp trên là không phải lập hóa đơn, tất cả các trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ còn lại phải lập hóa đơn theo quy định.
Doanh nghiệp nên định dạng hóa đơn của mình với tất cả thông tin liên quan để đảm bảo rằng doanh nghiệp được thanh toán chính xác và đúng hạn. Kiến thức này sẽ không chỉ giúp khách hàng của bạn trả tiền cho bạn mà còn giúp bạn tổ chức tài chính của công ty. Hóa đơn của doanh nghiệp sẽ có cấu trúc và sắp xếp hợp lý hơn nếu doanh nghiệp sử dụng đúng định dạng.
Một hóa đơn lý tưởng sẽ có các nội dung sau:
Tiêu đề có tên và biểu trưng doanh nghiệp
– Số hóa đơn hoặc một số nhận dạng duy nhất
– Thông tin và vị trí doanh nghiệp
– Ngày xuất hóa đơn
– Mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ đã bán và số lượng
– Các khoản phí, lệ phí hoặc thuế bổ sung
– Tổng số tiền do
– Điều khoản thanh toán
– Ngày đến hạn
Hóa đơn thuế phải có các thành phần sau:
– Tên, địa chỉ và GSTIN của nhà cung cấp hoặc người bán
– Tên, địa chỉ và GSTIN của người nhận hoặc người mua, nếu nó được đăng ký theo GST
– Mã HSN hoặc SAC cho hàng hóa và dịch vụ
– Số hóa đơn, được đánh số thứ tự và duy nhất trong mỗi năm tài chính
– Loại hóa đơn như hóa đơn thuế, hóa đơn phụ hoặc hóa đơn sửa đổi
– Mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp
– Đơn vị hoặc số lượng hàng hóa và dịch vụ
– Thuế suất cho mọi mặt hàng trên hóa đơn
– Số lượng hàng hóa, chủng loại, số lượng từng loại trong các cột riêng biệt
– Trạng thái cung cấp và nơi cung cấp
– Tổng lượng hàng hóa và dịch vụ được cung cấp
Địa chỉ giao hàng, trường hợp không giống nơi cung cấp
– Nếu tính phí ngược lại được áp dụng, thì nó phải được đề cập hợp lệ
– Chữ ký điện tử của nhà cung cấp hoặc bất kỳ người được ủy quyền nào