Hiện nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của các tài sản trí tuệ ra đời. Việc này đã đặt ra một vấn đề cấp thiết đó chính là việc đưa ra các quy định về việc bảo vệ quyền sở hữu đối với những loại tài sản này. Hiểu được tầm quan trọng của việc này, nước ta đã dần hoàn thiện hơn hệ thống về sở hữu trí tuệ. Theo đó, để một tài sản trí tuệ được pháp luật bảo vệ thì việc đầu tiên cần làm đó chính là đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đo. Vậy thì việc “Đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm” được thực hiện ra sao?. hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về quyền sở hữu trí tuệ như sau: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu chỉ phát sinh khi chủ sở hữu đã tiến hành nộp đơn đăng ký và được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký cho đối tượng SHTT.
Mặc dù việc đăng ký là tự nguyện, không phải là thủ tục hành chính bắt buộc nhưng với các lý do sau đây, khách hàng nên cân nhắc tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ nhanh nhất có thể.
– Chỉ khi đăng ký và được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký cho sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm mới được phát huy.
– Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được pháp luật bảo vệ;
– Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được độc quyền sử dụng sản phẩm đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
– Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được phép chuyển nhượng, cho phép bên khác sử dụng và thu được khoản phí cho việc này;
– Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới hoàn toàn yên tâm đầu tư cho việc phát triển, mở rộng sản phẩm mà không lo sợ bị bên khác làm nhái, làm giả
Như vậy, mặc dù thủ tục đăng ký SHTT là không bắt buộc nhưng với vai trò to lớn và quan trọng nêu trên, khách hàng (chủ sở hữu) nên cân nhắc sớm việc đăng ký.
Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về quyền sở hữu trí tuệ như sau: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Bởi vì các tài sản trí tuệ là kết quả của cả quá trình tư duy, sáng tạo nên dù những tài sản này không quy ra được giá trị vật chất cụ thể nhưng lại mang lại giá trị tinh thần to lớn và cũng mang lại những giá trị lợi ích khác mà cá nhân, doanh nghiệp cần.
Các tài sản trí tuệ có thể là tác phẩm, bài viết, sách, bài hát, kịch bản, phần mềm, logo, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống vật nuôi, cây trồng,… Ứng với mỗi loại tài sản trí tuệ là một loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ khác nhau, về cơ bản có thể chia ra làm các loại sau đây:
Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp
+ Đăng ký nhãn hiệu
+ Đăng ký Sáng chế, giải pháp hữu ích
+ Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp;
+ Đăng ký chỉ dẫn địa lý
Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan.
+ Đăng ký xác lập quyền tác giả tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam hay gọi đơn giản là đăng ký bản quyền tác giả
+ Đăng ký xác lập quyền liên quan tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam bao gồm: (i) Quyền liên quan cuộc biểu diễn (ii) Quyền liên quan bản ghi âm, ghi hình (iii) Quyền liên quan đến chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;
Quyền sở hữu trí tuệ với quyền cây trồng
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
Đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm
Tùy thuộc vào từng sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ để được phân loại và đăng ký theo các đối tượng nêu trên. Ví dụ: Nhãn hiệu (logo, thương hiệu) sẽ được đăng ký dưới đối tượng là sở hữu công nghiệp (đăng ký độc quyền nhãn hiệu) hoặc bài hát sẽ được đăng ký dưới đối tượng quyền tác giả với loại hình tác phẩm là tác phẩm âm nhạc.
Với mỗi sản phẩm đăng ký sẽ có các bước tiến hành khác nhau và do các cơ quan quản lý khác nhau thực hiện việc thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký SHTT. Tuy nhiên, về cơ bản các bước sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Lựa chọn đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ
Với mỗi sản phẩm đăng ký sẽ có hình thức đăng ký khác nhau, về cơ bản sẽ có các hình thức đăng ký sau
+ Đăng ký nhãn hiệu (hay còn được gọi nhiều là đăng ký logo, thương hiệu)
+ Đăng ký chỉ dẫn địa lý
+ Đăng ký sáng chế
+ Đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay còn gọi là đăng ký kiểu dáng sản phẩm
+ Đăng ký giải pháp hữu ích
+ Đăng ký bản quyền tác giả (cho các tác phẩm như bài hát, phần mềm, kịch bản, game, truyện, tạo hình, bản vẽ, âm nhạc….vv) hoặc quyền liên quan (bản ghi âm, ghi hình, chương trình biểu diễn)
+ Đăng ký quyền liên quan đến giống cây trồng
Bước 2: Xác định cơ quan đăng ký sở hữu trí tuệ
Cơ quan đăng ký sẽ được xác định như sau:
– Đăng ký Sở hữu công nghiệp sẽ do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tiến hành thủ tục hành chính để nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp cho cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
– Đăng ký Bản Quyền tác giả, quyền liên quan sẽ do cục bản quyền tác giả Việt Nam tiến hành thủ tục hành chính như trên
– Đăng ký Quyền liên quan đến giống cây trồng sẽ do Cục trồng trọt tiến hành thủ tục hành chính nêu trên
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đối tượng sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký cũng sẽ phụ thuộc vào từng loại hình đăng ký.
– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:
+ 02 bản tờ khai đăng ký của một trong các đối tượng sau: sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp ( theo mẫu của Cục SHTT);
+ 05 mẫu nhãn hiệu đình kèm với kích thước 8cm x 8 cm (áp dụng đối với việc đăng ký nhãn hiệu);
+ 02 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo bản chụp sản phẩm đăng ký – Áp dụng đối với đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
+ 02 bản mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hộ sáng chế (trường hợp đăng ký sáng chế)
+ 02 bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ (trường hợp đăng ký giải pháp hữu ích)
+ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền;
+ Tài liệu khác liên quan (nếu có)
– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ áp dụng cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả
+ Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả;
+ Giấy cam đoan của tác giả sáng tác ra tác phẩm;
+ Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm;
+ Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm
+ Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả;
+ Chứng minh thư nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết thành thành lập….vv( bản sao chứng thực và áp dụng trường hợp chủ sở hữu tác phẩm là pháp nhân)
+ Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả;
+ 02 bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.
Lưu ý: Tác phẩm được nộp kèm theo hồ sơ đăng ký sẽ được Cục bản quyền trả lại 1 bản sau khi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký, phụ thuộc vào từng loại hình tác phẩm đăng ký mà sẽ có tác phẩm nộp khác nhau. Ví dụ: Khi đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc (bài hát), chủ sở hữu sẽ nộp kèm theo 02 bản in tác phẩm (bài hát bao gồm phần lời và phần nhạc)
– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng
+ Tờ khai (đơn) đăng ký giống cây trồng theo mẫu;
+ Ảnh chụp kèm tờ khai về kỹ thuật theo mẫu quy định;
+ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho việc đăng ký trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký;
+ Tài liệu khác như tài liệu chứng mình quyền của người nộp đơn; quyền được chuyển giao; quyền được hưởng ngày ưu tiên…vv
Bước 4: Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký, khách hàng sẽ nộp hồ sơ tại 1 trong các cơ quan nêu trên để được tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký, theo dõi hồ sơ cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng của việc đăng ký độc quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ từ cơ quan chức năng
Thời gian thực hiện:
Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký, hồ sơ sẽ chuyển qua các giai đoạn thẩm định khác nhau và thời gian sẽ kéo dài phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ.
Chi phí Đăng ký sở hữu trí tuệ:
Chi phí sẽ bao gồm các chi phí cho từng đối tượng đăng ký cụ thể, khoản phí này sẽ được cơ quan đăng ký quy định (phí này sẽ được gọi chung là phí nhà nước). Ngoài ra, khi khách hàng tiến hành sử dụng dịch vụ đăng ký của công ty cung cấp dịch vụ, khách hàng sẽ phải thanh toán thêm chi phí dịch vụ (gọi chung là phí dịch vụ).
Trong 03 đối tượng của Sở hữu trí tuệ như trên đã phân tích, lệ phí đăng ký cho các đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ là cao nhất so với phí của các đối tượng khác.
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký :
– Đăng ký Sở hữu công nghiệp sẽ do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tiến hành thủ tục hành chính để nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp cho cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước;
– Đăng ký Bản Quyền tác giả, quyền liên quan sẽ do cục bản quyền tác giả Việt Nam tiến hành thủ tục hành chính;
– Đăng ký Quyền liên quan đến giống cây trồng sẽ do Cục trồng trọt tiến hành thủ tục hành chính.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề Đăng ký bảo hộ nhãn hộ đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm” hoặc các dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý về xin đổi tên trong giấy khai sinh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn thừa kế gồm những gì theo quy định năm 2023?
- Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
- Cách xác định các trường hợp chấm dứt hôn nhân năm 2023
Câu hỏi thường gặp
– Đối với đăng ký sở hữu trí tuệ cho đối tượng quyền tác giả:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền tác giả là hết sức cần thiết. Bởi khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không phải chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, đồng thời đẩy nghĩa vụ chứng minh về tổ chức, cá nhân khác.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả, có địa chỉ cụ thể như sau:
– Tại Hà Nội: Trụ sở chính: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Điện thoại: (024) 3823 6908; Email: cbqtg@hn.vnn.vn.
– Tại Đà Nẵng: Văn phòng Đại diện tại địa chỉ: 01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: (0236) 3606 967; Email: covdanang@vnn.vn.
– Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng Đại diện tại: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Điện thoại: (028) 3930 8086; Email: covhcm@vnn.vn
– Đăng ký sở hữu trí tuệ cho đối tượng là sở hữu công nghiệp:
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Cơ quan duy nhất tại Việt Nam có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính tại địa chỉ 384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, khách hàng tại các tỉnh thành miền trung và miền nam có thể đến các văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ cụ thể như sau:
– Tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: (0236) 3889 955.
– Tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại bộ phận nhận đơn: (028) 3920 8483.
Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ
Cụ thể Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019), giới hạn quyền sở hữu trí tuệ được quy định như sau:
– Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019).
– Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 sửa đổi tại khoản này như sau:
Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
– Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019), Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.