Qua các thời kỳ sửa đổi và bổ sung của Luật Hôn nhân và gia đình chế định tài sản của vợ chồng luôn được quan tâm, nghiên cứu và xây dựng thành một chế định riêng, quan trọng và được chú trọng nhiều tới. Pháp luật Hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung tài sản riêng của vợ chồng, vậy hiện nay căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng là gì? Và khi nào tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng? Bạn đọc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Tài sản chung của vợ chồng là gì?
Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật HN&GĐ 2014) quy định
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”
Như vậy, có thể hiểu:
Tài sản chung của vợ, chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung; quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng năm 2023 là gì?
Khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể:
- Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
- Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
- Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
Đối với tài sản là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng sẽ được thực hiện theo sự thỏa thuận của hai vợ chồng.
Khi nào tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng?
Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:
- Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn
- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân
- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng
- Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
- Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ
- Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác
- Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Đối với tài sản là tài sản riêng của mỗi bên thì mỗi bên vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình phục vụ cho nhu cầu của bản thân.
Để tài sản riêng trở thành tài sản chung, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 46 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, cụ thể như sau:
- Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
- Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
- Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, khi hai bên lập văn bản chuyển tài sản riêng thành tài sản chung vợ, chồng thì tài sản riêng được gộp vào tài sản chung.
Ngoài ra, căn cứ điểm h khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013, trường hợp chuyển nhà, đất là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng thành tài sản chung của vợ chồng thì phải đăng ký biến động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định, khi vợ chồng muốn chuyển quyền sử dụng đất từ tài sản riêng sang tài sản chung với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã được đăng ký thì bắt buộc phải thực hiện đăng ký biến động trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày có thỏa thuận.
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân như thế nào?
Căn cứ Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
– Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:
+ Vợ chồng tự thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung;
+ Vợ chồng yêu cầu tòa giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng ( trong trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được).
– Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
+ Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực tính từ ngày lập văn bản.
+ Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luât.
– Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân :
+ Tài sản chung đã chia trở thành tài sản riêng của vợ, chồng.
+ Từ thời điểm chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
+ Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu thập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
– Các trường hợp không được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Căn cứ Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng bị vô hiệu:
1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ chia tài sản khi ly hôn Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng năm 2023 là gì?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc sẽ được tư vấn pháp lý về chi phí hợp thửa đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Nhà đang trả góp có được xem là di sản thừa kế không?
- Được thừa kế đất của hộ gia đình thì chia tài sản như thế nào?
- Cháu nội có được hưởng thừa kế không theo quy định năm 2022
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định, trường hợp nhà là tài sản riêng của người vợ, chồng thì người vợ, chồng có quyền bán căn nhà đó tuy nhiên phải đảm bảo chỗ ở cho các thành viên khác trong gia đình.
Theo quy định hiện hành, Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Do đó, vợ hoặc chồng sẽ không được tự ý bán tài sản chung mà không được sự đồng ý của người còn lại.
Vợ chết thì chồng chỉ được là người quản lý tài sản (Quyền sử dụng, khai thác) chứ không có quyền định đoạt toàn bộ tài sản trong đó có di sản của người chồng để lại.
Do vậy có thể hiểu khi vợ chết thì chồng không được toàn quyền sở hữu tài sản, không được toàn quyền chia tài sản chung của vợ chồng.