Nhà ở xã hội là một chính sách an sinh của nhà nước, có ý nghĩa giúp người lao động và những đối tượng nhất định có thu nhập thấp có thể sở hữu nhà ở. Tại các thành phố lớn hiện nay khi mật độ dân số cao thì nhu cầu thuê mua nhà ở xã hội cũng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, cần đáp ứng điều kiện nhất định để được thuê mua nhà ở xã hội. Vậy quy định về đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước là gì? Và cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước gồm những gì để được thuê mua loại hình nhà ở này? Bạn đọc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Điều 52 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định như sau:
1.Người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước phải thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Nhà ở năm 2014.
Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên quy định tại Khoản 9 Điều 49 của Luật Nhà ở (sau đây gọi chung là sinh viên) thì chỉ được thuê nhà ở trong thời gian học tập. Trường hợp không có đủ chỗ ở để bố trí theo yêu cầu thì thực hiện cho thuê theo thứ tự ưu tiên, gồm sinh viên là con gia đình thuộc diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Nhà nước; sinh viên vùng sâu, vùng xa, ngoại tỉnh; sinh viên học giỏi; sinh viên học năm đầu tiên.
2. Trường hợp thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Luật Nhà ở; trường hợp đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì phải có diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 10 m2 sàn/người.
Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Khoản 10 Điều 49 của Luật Nhà ở thì không áp dụng điều kiện về thu nhập nhưng phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
3. Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này và phải thanh toán ngay lần đầu số tiền thuê mua bằng 20% giá trị của nhà ở thuê mua; nếu người thuê mua đồng ý thì có thể thanh toán lần đầu số tiền bằng 50% giá trị của nhà ở thuê mua.
Hồ sơ đề nghị thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Căn cứ Điều 53 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
1. Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
a) Đơn đăng ký thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
b) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và có đủ điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định tại Điều 52 của Nghị định này;
c) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội (nếu có).
2. Bộ Xây dựng quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội; hướng dẫn cụ thể giấy tờ xác định thực trạng nhà ở, giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú, điều kiện thu nhập quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
Theo đó, hồ sơ đề nghị thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước gồm:
– Đơn đăng ký thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
– Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và có đủ điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định tại Điều 52 Nghị định 99/2015/NĐ-CP
– Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội (nếu có).
Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú trong hồ sơ đề nghị thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước là những giấy tờ gì?
Tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 19/2016/TT-BXD quy định như sau:
Giấy tờ chứng minh đối tượng và Điều kiện để được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
…
2. Giấy tờ chứng minh về Điều kiện cư trú và tham gia bảo hiểm xã hội:
a) Trường hợp có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó;
b) Trường hợp không có hộ khẩu thường trú theo quy định tại Điểm a Khoản này thì phải có các giấy tờ sau:
– Bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú thời gian từ 01 năm trở lên;
– Hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên tính đến thời Điểm nộp đơn kèm theo giấy xác nhận của cơ quan bảo hiểm (hoặc giấy tờ chứng minh) về việc đang đóng bảo hiểm xã hội tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua; nếu làm việc cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội mà việc đóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm.
…
Như vậy, giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú trong hồ sơ đề nghị thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước là:
– Bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương trong trường hợp có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua.
– Đối với trường hợp không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua thì phải có:
+ Bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú thời gian từ 01 năm trở lên;
+ Hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên tính đến thời Điểm nộp đơn kèm theo giấy xác nhận của cơ quan bảo hiểm.
Thời gian giải quyết việc cho thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước là bao nhiêu ngày?
Tại Điều 54 Nghị định 99/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 30/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
1. Người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Nghị định này tại đơn vị được giao quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở nơi có nhà ở. Ngoài các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nộp đem nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác.
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra và phân loại hồ sơ; nếu hồ sơ không có đủ các giấy tờ theo quy định thì phải trả lời ngay để người nộp đơn bổ sung giấy tờ. Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì sau khi kiểm tra và phân loại hồ sơ, đơn vị này phải có báo cáo danh sách người đủ điều kiện thuê, thuê mua nhà ở kèm theo hồ sơ hợp lệ gửi cơ quan quản lý nhà ở xem xét, kiểm tra.
3. Trên cơ sở danh sách người đủ điều kiện thuê, thuê mua nhà ở kèm theo hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà ở trực tiếp xét duyệt hoặc thành lập Hội đồng xét duyệt hồ sơ để thực hiện xét duyệt từng hồ sơ đăng ký, xác định đối tượng đủ điều kiện hoặc chấm điểm xét chọn đối tượng ưu tiên (nếu có).
Trường hợp đủ điều kiện hoặc được ưu tiên xét duyệt thuê, thuê mua nhà ở thì cơ quan quản lý nhà ở có tờ trình kèm theo danh sách và biên bản xét duyệt hoặc biên bản chấm điểm báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định; trường hợp không đủ điều kiện hoặc chưa được xét duyệt thì cơ quan quản lý nhà ở có văn bản thông báo cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để trả lời cho người nộp đơn biết.
4. Trên cơ sở báo cáo của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hành quyết định phê duyệt danh sách người được thuê, thuê mua nhà ở và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở để ký hợp đồng thuê mua với người được thuê mua hoặc gửi cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để ký hợp đồng thuê nhà với người được thuê nhà ở.
5. Thời gian giải quyết việc cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội là không quá 30 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhà ở nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp phải xét duyệt hồ sơ, tổ chức chấm điểm thì thời hạn giải quyết là không quá 60 ngày.
6. Quyền và nghĩa vụ bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định tại Luật Nhà ở và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở.
7. Bộ Xây dựng ban hành mẫu hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở xã hội; hướng dẫn cụ thể nguyên tắc, tiêu chí xét duyệt, việc chấm điểm đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước; hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng nhà ở sinh viên thuộc sở hữu nhà nước.
Theo đó, thời gian giải quyết việc cho thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước là không quá 30 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhà ở nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
Trường hợp phải xét duyệt hồ sơ, tổ chức chấm điểm thì thời hạn giải quyết là không quá 60 ngày
Mời bạn xem thêm:
- Quy định về nhà ở xã hội và điều kiện mua nhà ở xã hội năm 2023
- Giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là bao nhiêu?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Hồ sơ đề nghị thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như Chuyển đất ao sang thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Nhà ở xã hội được Luật nhà ở 2014 định nghĩa cụ thể tại khoản 7 điều 3 như sau:
“Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.”
Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 9 điều 49 Luật nhà ở 2014.
Đối với đối tượng theo quy định tại khoản 4, 5, 6 và 7 điều 49 Luật nhà ở 2014; thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập; thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Nói cách khác, phải là người có thu nhập hàng tháng; từ 11 triệu đồng trở xuống (132 triệu đồng/năm) ;nếu không có người phụ thuộc.
Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo; cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các nhóm đối tượng quy định tại điều 1, 8, 9 và 10 luật nhà ở 2014; thì không phải đáp ứng điều kiện về thu nhâp khi mua nhà ở xã hội.