Xin chào Luật sư, tôi là Hoa ở Hải Phòng. Tôi mới chuyển khẩu về nhà chồng vào tháng trước. Trước đây dù kết hôn được một thời gian nhưng do bận công việc nên tôi chưa có thời gian chuyển khẩu. Tôi có nghe nói khi chuyển khẩu thì cần phải làm lại thẻ bảo hiểm y tế để thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu theo đúng hộ khẩu mà mình đang sinh sống. Luật sư cho tôi hỏi chuyển khẩu về nhà chồng có cần làm lại thẻ bảo hiểm không? Và thủ tục làm lại thẻ bảo hiểm được quy định như thế nào?
Cảm ơn chị đã đặt câu hỏi cho Luật sư X, vấn đề của chị sẽ được chúng tôi trình bày qua bài viết ” Chuyển khẩu về nhà chồng có cần làm lại thẻ bảo hiểm ” dưới đây
Căn cứ pháp lý
Chuyển hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng không?
Theo Khoản 4 Điều 16 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi năm 2014, thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;
b) Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;
c) Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
Như vậy, nếu người có thẻ BHYT sửa chữa, tẩy xóa thông tin trên thẻ hoặc không tiếp tục tham gia, không gia hạn thẻ BHYT thì thẻ này sẽ không có giá trị sử dụng.
Bên cạnh đó, Điều 23 Luật BHYT cũng quy định 12 trường hợp thẻ BHYT có giá trị sử dụng nhưng không được thanh toán chi phí khám chữa bệnh như: Khám sức khỏe; xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị; sử dụng dịch vụ thẩm mỹ;…
Đối chiếu với các quy định trên, có thể thấy, chuyển khẩu không thuộc các trường hợp đã nêu. Do đó, việc chuyển khẩu sẽ không làm mất giá trị sử dụng thẻ BHYT.
Có được khám chữa bệnh theo thẻ BHYT cũ khi đã chuyển khẩu?
Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
Do thẻ bảo hiểm y tế giấy hiện nay chưa có ảnh nên người đi khám chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp có ảnh như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu…
Khi làm thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, nhân viên bệnh viện sẽ tiếp nhận thẻ, đối chiếu thông tin trên thẻ như tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, địa chỉ… nếu trùng khớp thì thẻ được chấp nhận.
Như vậy, có thể hiểu dù đã chuyển hộ khẩu nhưng không thay đổi các thông tin trên giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu… thì người bệnh vẫn được điều trị với đầy đủ quyền lợi, mức hưởng như trên thẻ.
Chuyển khẩu về nhà chồng có cần làm lại thẻ bảo hiểm không?
Như đã đề cập, trường hợp đổi hộ khẩu mà thông tin người sử dụng trên giấy tờ tùy thân, chứng minh nhân thân vẫn trùng khớp nhau thì vẫn được khám, chữa bệnh theo thẻ bảo hiểm y tế cũ.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, việc chuyển khẩu dẫn đến việc sẽ phải đổi một số giấy tờ chứng minh nhân thân.
Theo Thông tư 04/1999/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP, người đã được cấp chứng minh nhân dân nhưng chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải tiến hành thủ tục đổi chứng minh nhân dân.
Do đó, có thể hiểu địa chỉ trong chứng minh nhân dân mới cũng thay đổi. Khi đi khám chữa bệnh xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cũ thì thông tin không trùng khớp với thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế. Vì vậy, người bệnh sẽ không được chấp nhận do khác thông tin về địa chỉ trên thẻ bảo hiểm y tế.
Trường hợp này, người đi khám chữa bệnh phải dùng các giấy tờ chứng minh nhân thân khác trùng với thông tin trên thể bảo hiểm y tế hoặc tiến hành đổi thẻ theo địa chỉ mới thì được coi là hợp lệ để hưởng bảo hiểm y tế.
Thủ tục làm lại thẻ bảo hiểm y tế
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người bị mất thẻ BHYT cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT theo quy định. Thành phần hồ sơ bao gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
(2) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo Mẫu TK1-TS.
(3) Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS) do người sử dụng lao động chuẩn bị.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT tại tổ chức BHXH
Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên, người xin cấp thẻ BHYT thực hiện nộp hồ sơ tại một trong các địa điểm được quy định sau:
Cơ quan, tổ chức BHXH cấp huyện nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp huyện quản lý.
Cơ quan, tổ chức BHXH cấp tỉnh nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp tỉnh quản lý.
Bước 3: Nộp phí cấp lại thẻ BHYT
Theo khoản 4 điều 18 Luật BHYT 2014 người đề nghị cấp lại thẻ nộp lệ phí cấp lại thẻ theo mức lệ phí quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bước 4: Giải quyết hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện tổ chức BHYT sẽ tiến hành cấp lại thẻ BHYT cho người đề nghị xin cấp lại thẻ BHYT.
Thời hạn giải quyết hồ sơ là trong vòng 7 ngày làm việc kề từ thời điểm nhận được đơn đề nghị.
Trong thời gian chờ thẻ người bị mất thẻ BHYT vẫn được hưởng các quyền lợi BHYT bình thường.
Bước 5: Nhận lại thẻ BHYT mới
Người mất thẻ BHYT có thể lựa chọn đăng ký nhận lại thẻ BHYT bằng một trong 3 cách sau đây:
Nhận qua đường bưu điện;
Nhận trực tiếp tại đơn vị/ doanh nghiệp làm việc;
Nhận trực tiếp tại tổ chức BHXH theo lịch hẹn;
Như vậy là người mất thẻ BHYT sẽ được nhận lại thẻ BHYT mới trong thời gian không quá 7 ngày làm việc, thông qua phương thức nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ chức Bảo hiểm y tế như đã nêu trên.
Mời bạn xem thêm
- Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình hiện nay
- Thủ tục chứng thực và sao y bản chính năm 2023
- Mức hưởng bảo hiểm y tế của người về hưu năm 2023 là bao nhiêu?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chuyển khẩu về nhà chồng có cần làm lại thẻ bảo hiểm” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp đổi hộ khẩu mà thông tin người sử dụng trên giấy tờ tùy thân, chứng minh nhân thân vẫn trùng khớp nhau thì vẫn được khám, chữa bệnh theo thẻ bảo hiểm y tế cũ.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, việc chuyển khẩu dẫn đến việc sẽ phải đổi một số giấy tờ chứng minh nhân thân.
Theo Thông tư 04/1999/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP, người đã được cấp chứng minh nhân dân nhưng chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải tiến hành thủ tục đổi chứng minh nhân dân.
Do đó, có thể hiểu địa chỉ trong chứng minh nhân dân mới cũng thay đổi. Khi đi khám chữa bệnh xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cũ thì thông tin không trùng khớp với thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế. Vì vậy, người bệnh sẽ không được chấp nhận do khác thông tin về địa chỉ trên thẻ bảo hiểm y tế.
Trường hợp này, người đi khám chữa bệnh phải dùng các giấy tờ chứng minh nhân thân khác trùng với thông tin trên thể bảo hiểm y tế hoặc tiến hành đổi thẻ theo địa chỉ mới thì được coi là hợp lệ để hưởng bảo hiểm y tế.
Theo khoản 4 điều 18 Luật BHYT 2014 người đề nghị cấp lại thẻ nộp lệ phí cấp lại thẻ theo mức lệ phí quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện tổ chức BHYT sẽ tiến hành cấp lại thẻ BHYT cho người đề nghị xin cấp lại thẻ BHYT.
Thời hạn giải quyết hồ sơ là trong vòng 7 ngày làm việc kề từ thời điểm nhận được đơn đề nghị.
Trong thời gian chờ thẻ người bị mất thẻ BHYT vẫn được hưởng các quyền lợi BHYT bình thường.