Hiện nay với sự phát triển của nền công nghệ số đã tạo ra nhiều sự thuận lợi và tiện ích cho cuộc sống của người dân. Tuy nhiên đi kèm với sự tiện ích đó thì những chiêu trò lừa đảo thông qua không gian mạng cũng ngày càng tinh vi với nhiều thủ đoạn khác nhau gây thiệt hại cho nhiều người dân. Trong số những chiêu trò lừa đảo qua không gian mạng phổ biến hiện nay thì không thể kể đến việc lừa đảo qua số tài khoản. Mời các bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về thực trạng lừa đảo qua số tài khoản hiện nay cũng như cách thức giải quyết khi gặp lừa đảo này qua bài viết “Tố cáo số tài khoản ngân hàng lừa đảo” dưới đây nhé.
Thực trạng lừa đảo qua số tài khoản ngân hàng hiện nay
Số tài khoản ngân hàng gồm một dãy số có vai trò dùng để nhận và chuyển tiền, thực hiện các giao dịch thanh toán. Bởi vậy, việc cung cấp số tài khoản ngân hàng cho người khác để trả tiền, nhận lương, vay tiền… là điều dễ hiểu.
Tuy vậy, các ngân hàng hiện nay vẫn khuyến cáo người dân nên hạn chế để lộ thông tin về số tài khoản ngân hàng cho người lạ, nhất là trên không gian mạng. Bởi lẽ, nhiều đối tượng lừa đảo sẽ lợi dụng số tài khoản để lộ thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền. Có thể điểm qua một số chiêu trò lừa đảo từ số tài khoản ngân hàng sau:
– Cách thức 01: Yêu cầu khách hàng truy cập vào các đường link xác nhận chuyển tiền
+ Sau khi có được số tài khoản của “con mồi” (thường là những người nội trợ, hiền lành, nhẹ dạ cả tin…), kẻ gian sẽ chuyển một khoản tiền nhỏ vào tài khoản của người này, sau đó giả làm nhân viên ngân hàng gọi điện, gửi tin nhắn cho khách hàng để thông báo giao dịch chuyển tiền bị treo và yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link trong tin nhắn để xác nhận thông tin, mở khóa lệnh chuyển tiền…
Đường link này sẽ dẫn dụ khách hàng cung cấp các thông tin bảo mật như: Tên truy cập, mật khẩu, mã OTP… sau đó chiếm quyền kiểm soát tài khoản và rút tiền.
+ Giả mạo ngân hàng gửi email để thông báo khách hàng nhận được một khoản tiền và yêu cầu khách hàng xác nhận giao dịch bằng cách truy cập vào tệp hoặc đường link có chứa mã độc gửi kèm trong email nhằm chiếm đoạt thông tin và tiền trong tài khoản.
+ Các đối tượng này tìm những shop bán hàng online trên Facebook, sau đó nhắn tin hỏi mua hàng và nói dối là đang ở bên nước ngoài, yêu cầu các shop bán hàng đưa số tài khoản để họ chuyển tiền từ nước ngoài về.
Tiếp theo, chúng sẽ gửi cho các shop đường link, nói là truy cập vào đường link đó để nhận tiền chuyển khoản từ nước ngoài về, trong đường link này sẽ yêu cầu nhập số tài khoản và mã OTP…
– Cách thức 02: Lừa đảo bằng thủ đoạn chuyển nhầm tiền vào tài khoản
Theo đó, các đối tượng sẽ vờ chuyển nhầm một khoản tiền vào tài khoản của khách hàng với nội dung cho vay, sau một thời gian, người này sẽ gọi điện đòi tiền cùng với lãi vay.
Hoặc, đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên ngân hàng thông báo có người chuyển nhầm tiền vào tài khoản của khách hàng và hướng dẫn thủ tục hoàn trả, sau đó gửi đường link yêu cầu khách hàng điền thông tin cá nhân gồm các thông tin bảo mật và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Từ những chiêu thức lừa đảo trên, để không trở thành “nạn nhân” của các vụ lừa đảo, khách hàng cần lưu ý:
– Tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập, mã OTP của dịch vụ Ngân hàng điện tử cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng.
– Tuyệt đối không bấm vào các đường link lạ được gửi qua tin nhắn, email, mạng xã hội.
– Khi cần xác thực thông tin, có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng (qua hotline hoặc đến ngân hàng) để được hỗ trợ, không làm theo hướng dẫn của người lạ, số điện thoại mang đầu số lạ. – Hạn chế công khai số tài khoản cho người lạ, trên không gian mạng…
Tố cáo số tài khoản ngân hàng lừa đảo ở đâu?
Khi bị một đối tượng lừa đảo thông qua hình thức chuyển tiền vào số tài khoản ngân hàng thì người bị hại có thể tố cáo đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tin tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, bao gồm:
Cơ quan điều tra (Cơ quan Công an) và Viện kiểm sát nhân dân.
Căn cứ pháp lý về thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác số tài khoản ngân hàng lừa đảo được quy định cụ thể tại điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
“Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố”.
Lưu ý, khi tố cáo số tài khoản ngân hàng lừa đảo thì bị hại cần chuẩn bị các thông tin liên quan và các chứng cứ bị lừa đảo, cụ thể là các giao dịch chuyển tiền, tin nhắn trao đổi thỏa thuận khi giao dịch, biên lai chuyển khoản, bản sao kê, và các thông tin chứng cứ khác mà bị hại có được.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thông tin và chứng cứ thì bị hại có thể tố giác tội phạm lừa đảo thông qua số tài khoản ngân hàng bằng cách liên hệ đến cơ quan chức năng theo đúng thẩm quyền, thẩm quyền được xác định như sau:
– Cơ quan điều tra (Cơ quan Công an): Tiếp nhận tin tố giác tội phạm lừa đảo qua số tài khoản ngân hàng –> Sau khi tiếp nhận thì giải quyết tin báo về tội phạm –> Sau khi giải quyết, xem xét nếu xét thấy có dấu hiệu của tội phạm thì kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.
– Viện kiểm sát nhân dân: Viện kiểm sát nhân dân cũng có thẩm quyền và trách nhiệm giống như đối với cơ quan Công An: Đầu tiên, tiếp nhận tin tố giác tội phạm lừa đảo qua số tài khoản ngân hàng –> Sau khi tiếp nhận thì giải quyết tin báo về tội phạm –> Sau khi giải quyết, xem xét nếu xét thấy có dấu hiệu của tội phạm thì kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.
Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân còn có thẩm quyền kiến nghị khởi tố khi đã có đơn tố cáo số tài khoản ngân hàng lừa đảo nhưng Cơ quan Công an không thực hiện, hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, hoặc quá trình xác minh có sai phạm,… Thì lúc này Viện kiểm sát có thẩm quyền kiến nghị khởi tố
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra: Có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết đơn tố giác số tài khoản ngân hàng lừa đảo, bao gồm các cơ quan sau: Các cơ quan của Bộ đội biên phòng; Các cơ quan của Hải quan; Các cơ quan của Kiểm lâm; Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển; Các cơ quan của Kiểm ngư; Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân.
Căn cứ pháp lý quy định Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tại khoản 1 điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
“Điều 35. Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:
a) Các cơ quan của Bộ đội biên phòng;
b) Các cơ quan của Hải quan;
c) Các cơ quan của Kiểm lâm;
d) Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển;
đ) Các cơ quan của Kiểm ngư;
e) Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
g) Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra”.
– Cơ quan, tổ chức nhà nước khác: Ngoài cơ quan điều tra và Viện kiểm sát ra thì các cơ quan nhà nước khác cũng có thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác tội phạm (tiếp nhận tin tố cáo số tài khoản ngân hàng, số điện thoại, hoặc các hình thức lừa đảo khác). Sau khi tiếp nhận thì chuyển ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết.
Như vậy, trên đây là thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo số tài khoản ngân hàng, số điện thoại, và các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác, các bạn có thể làm đơn tố giác đến những cơ quan ở trên để tiếp nhận, giải quyết và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự, từ đó có thể giúp bị hại nhanh chóng lấy lại được khoản tiền mà mình đã bị lừa trước đó một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cách tố cáo số tài khoản lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Để tố cáo một số tài khoản ngân hàng lừa đảo thì các bạn tổng hợp thông tin và chứng cứ bị lừa đảo –> Viết đơn tố giác tội phạm –> Nộp đơn đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự (Công an, Viện kiểm sát) để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
Bước 1: Tổng hợp thông tin và chứng cứ bị lừa đảo.
Bước này là quan trọng nhất, sẽ chẳng có giải quyết cho bạn khi mà trong đơn trình báo không có bất kỳ một thông tin hay chứng cứ gì liên quan đến vụ việc của bạn, do vậy trước khi tố giác hãy thu thập các thông tin và chứng cứ thật chi tiết.
Cụ thể, các bạn có thể thu thập thông tin chứng cứ bị lừa đảo bao gồm:
+ Số tài khoản ngân hàng lừa đảo, ngân hàng gì? Tên người thụ hưởng, địa chỉ, và các thông tin liên quan khác của số tài khoản
+ Quá trình nhắn tin, gọi điện khi giao dịch: Hãy thu thập tất cả các đoạn ghi âm, tin nhắn khi bạn chat trong quá trình giao dịch
+ Biên lai chuyển tiền, bản in sao kê có chứng nhận của nhân hàng, bản chụp màn hình chuyển khoản, và các thông tin khác,…
+ Bản tường trình quá trình bị lừa đảo: Các bạn ghi chi tiết, chính xác quá trình giao dịch của bạn.
+ Người làm chứng (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại,…. của người làm chứng.
+ Và các thông tin, chứng cứ khác mà bạn có được, các bạn cần thu thập tất cả những thông tin chứng cứ liên quan để quá trình giải quyết vụ việc được chính xác, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Bước 2: Làm đơn tố cáo số tài khoản ngân hàng lừa đảo.
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin và chứng cứ bị lừa đảo thì các bạn bắt đầu làm đơn tố cáo
Bước 3: Nộp đến cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Sau khi hoàn thành đơn tố cáo thì thì các bạn gửi đến đúng cơ quan chức năng có thẩm quyền, các bạn có thể gửi qua đường bưu điện, hoặc gửi trực tiếp, hoặc gửi qua hòm thư điện tử (nếu có). Tốt nhất, các bạn nên gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan chức năng có thẩm quyền để được hỗ trợ xử lý nhanh hơn.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề luật sư bào chữa cho người bị tố chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư trợ giúp pháp lý trong quá trình tố cáo số tài khoản lừa đảo. Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Tố cáo số tài khoản ngân hàng lừa đảo” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ soạn thảo giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn thừa kế gồm những gì theo quy định năm 2023?
- Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
- Cách xác định các trường hợp chấm dứt hôn nhân năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 11 Thông tư liên tịch số 01/2017 quy định về thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như sau:
– Với các tin báo tội phạm thông thường: Không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Đối với tố giác, tin báo về tội phạm có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm: Có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm.
Đồng thời, theo điểm b khoản 5 Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2017 được sửa đổi tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2021, thời hạn kể từ khi Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an tiếp nhận đến khi chuyển tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền không quá 07 ngày.
Trạm Công an khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận.
Như vậy, thời gian giải quyết tin báo tội phạm sẽ thường mất khoảng vài tuần. Tuy nhiên, các đối tượng lừa đảo thường ẩn danh hoặc giả mạo, sau khi chiếm đoạt tài sản sẽ xóa liên hệ nên việc tìm kiếm thông tin người lừa đảo gặp nhiều khó khăn. Do đó, thời gian điều tra có thể sẽ kéo dài hơn so với quy định.
Khi không may trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo xin số tài khoản, người bị hại cần bình tĩnh thực hiện các bước sau:
– Bước 01: Liên hệ với ngân hàng để tiến hành xác minh
Do đây là vụ việc lừa đảo liên quan đến giao dịch ngân hàng, do đó khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo bạn cần liên hệ với phía ngân hàng để được hỗ trợ.
Ví dụ, khi bị lừa đảo rút tiền trong tài khoản, cần yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản (vì có thể kẻ gian sẽ tiếp dục dùng thông tin có được để rút tiền), đồng thời xác minh rõ thông tin liên quan đến giao dịch: Thời gian rút/chuyển tiền, số tiền bị rút,…
– Bước 02: Thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến hành vi lừa đảo
Chứng cứ, tài liệu ở đây có thể bao gồm: Hình ảnh, tin nhắn, file ghi âm, ghi hình, các tài liệu mà ngân hàng cung cấp… có liên quan đến hành vi lừa đảo. Chứng cứ, tài liệu càng rõ ràng thì càng tạo thuận lợi cho quá trình điều tra.
– Bước 03: Tố cáo tới cơ quan công an
Cụ thể, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an… nơi nạn nhân cư trú sẽ có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm (theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2017).
Tài liệu cần mang theo gồm:
– Đơn trình báo vụ việc;
– Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…
– Các tài liệu, chứng cứ có liên quan.
Cơ quan công an sẽ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà nạn nhân cung cấp để tiến hành xác minh, điều tra vụ việc.
Bên cạnh đó, nạn nhân còn có thể trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:
– Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:
+ Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an TP. Hà Nội: https://www.facebook.com/ConganThuDo
+ Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;
+ Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https: //canhbao.ncsc.gov.vn./#!/
– Ở TP. HCM: Gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508.