Chào Luật sư X, công ty tôi đang chuẩn bị mở thầu một công trình xây dựng nhà chung cư 30 tầng, tui nhiên nếu đứng ở nhà thầu độc lập thì công ty tôi chưa đủ điều kiện về năng lực tài chính cho chủ đầu tư, vì thế tôi muốn sử dụng hiện thức liên danh nhà thầu. Tức là sẽ hợp tác thêm 1 hoặc 2 công ty khác với công ty của mình để thực hiện công trình thầu này. Hiện tại tôi đã tìm được 2 công ty thầu phù hợp nên muốn tìm hiểu về quy định xác lập liên danh. Vậy xác lập liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu là gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Thỏa thuận liên danh trong đấu thầu là gì?
Liên danh là một khái niệm rất phổ biến trong đấu thầu. Hoạt động liên danh được các nhà thầu thực hiện nếu muốn tiến hành hợp tác cùng tham gia vào dự án.
Liên danh trong đấu thầu là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu. Từ đó, họ thực hiện công việc vì quyền lợi chung cũng như xác định nghĩa vụ cho các nhà thầu cụ thể.
Hoạt động được thực hiện để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Khi đó, có sự tham gia của nhà thầu khác đảm bảo điều kiện, đáp ứng yêu cầu tham gia dự án.
Liên danh trong đấu thầu là việc hai hoặc nhiều công ty cùng đứng tên để cùng nhau dự thầu dưới tư cách là nhà thầu liên danh và thực hiện các gói thầu là toàn bộ hoặc một phần dự án theo hồ sơ mời thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013.
Quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đâu tư như sau:
Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
- Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
b) Hạch toán tài chính độc lập;
c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu. - Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu. - Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Theo đó, đối với nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức thì phải đảm bảo liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Xác lập liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu năm 2023
Theo quy định tại Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 như sau:
35. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh
Như vậy, Luật đấu thầu đã công nhận tư cách pháp lý của nhà thầu liên danh. Liên danh là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Nhà thầu tham gia đấu thầu độc lập hoặc cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu được gọi là nhà thầu liên danh. Gọi là thỏa thuận liên danh hay hợp đồng liên danh đều phù hợp vì bản chất nó là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên khi dự thầu dưới một danh nghĩa chung và phải được lập thành văn bản. Như vậy khi điều kiện năng lực của công ty bạn khi tham gia đấu thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ thầu, thì công ty bạn có thể hợp tác với các nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu hay còn gọi là liên danh đấu thầu. Công ty bạn hoàn toàn có thể liên danh với công ty khác để triển khai đấu thầu. Theo đó công ty của bạn và công ty mà bạn định liên danh sẽ lập một thỏa thuận liên danh hoặc một hợp đồng liên danh và điều kiện bắt buộc đối với thỏa thuận liên danh này là phải được lập thành văn bản.
Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định về không hoàn trả thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
Đối với nhà thầu liên danh, sau khi lựa chọn được nhà thầu, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng.
Như vậy, trên đây là giải đáp về vấn đề xác lập liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu.
Rút khỏi liên danh có được rút lại bảo đảm thực hiện hợp đồng?
Không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng là một chế tài, biện pháp pháp lý mà Luật đấu thầu năm 2013 cho phép bên chủ đầu tư, bên mời thầu áp dụng đối với nhà thầu chính kể cả nhà thầu liên danh nhằm yêu cầu bên nhà thầu chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm hợp đồng của mình như từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực. Theo quy định tại Điều 66 Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hướng dẫn các trường nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng như sau:
“4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
5. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;
b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.”
Trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng thì một khi nhà thầu liên danh đã ký kết hợp đồng và hợp đồng có hiệu lực mà thành viên liên danh rút khỏi thì sẽ bị coi là từ chối thực hiện hợp đồng, vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết hoặc nhà thầu vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng do chậm tiến độ nhưng bảo đảm thực hiện hợp đồng hết hạn mà cố tình không chịu gia hạn.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Xác lập liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Làm sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Các văn bản về đấu thầu không quy định cụ thể về việc phân chia công việc giữa các thành viên trong liên danh; tuy nhiên, việc phân chia phải căn cứ theo khối lượng công việc và các hạng mục của gói thầu.
Trong đấu thầu xây dựng, thành viên đứng đầu liên danh không nhất thiết phải là đơn vị chiếm tỷ lệ phân chia cao hơn. Pháp luật cũng không quy định là thành viên đứng đầu liên danh có phải là đơn vị thực hiện phần công việc nhiều hơn trong gói thầu xây dựng mà nó tùy thuộc vào sự thỏa thuận các bên tham gia liên danh trong đấu thầu.
Trong quy định về liên danh trong đấu thầu đối với việc phân chia công việc thì pháp luật quy định như sau:
Nếu các nhà thầu có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) và trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính tỷ lệ % giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện theo Mẫu số 03 Chương IV — Biểu mẫu dự thầu.
Đối với thỏa thuận liên danh có phân công trách nhiệm cho từng thành viên liên danh thực hiện công việc theo tỷ lệ phần trăm giá dự thầu (60% và 40%) mà không nêu cụ thể nội dung công việc thì trong quá trình đánh giá, bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu làm rõ để có cơ sở đánh giá.
Căn cứ Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 quy định về đảm bảo dự thầu như sau:
“Điều 11. Bảo đảm dự thầu
…
Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
…”
Theo quy định trên thì việc bảo đảm dự thầu có thể thực hiện riêng lẻ giữa các nhà thầu hoặc có thể thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh.
Tuy nhiên, phải đảm bảo tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.