Vì tính chất công việc nên tôi thường xuyên vắng mặt ở nhà, nhiều lúc việc xác lập các giao dịch cũng trở nên khó khăn. Chính vì thế tôi muốn ủy quyền cho chồng tôi để thuận tiện hơn khi tôi vắng nhà. Tuy nhiên tôi lại không chắc chắn việc chồng tôi có thể là người đại diện theo pháp luật của vợ được hay không? Rất mong mọi người và Luật Sư giải đáp giúp tôi. Để giải đáp thắc mắc trên của bạn, mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Chồng có thể là người đại diện theo pháp luật của vợ?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Chồng có thể là người đại diện theo pháp luật của vợ?
Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về vấn đề đại diện như sau:
1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Như vậy, đại diện giữa vợ và chồng là việc một bên vợ hoặc chồng nhân danh và vì lợi ích của người còn lại xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng là quyền mà pháp luật quy định hoặc có thể theo sự ủy quyền của một bên nào đó. Theo đó, một bên vợ/chồng có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người còn lại, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch không được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện.
Căn cứ xác lập quan hệ đại diện giữa vợ và chồng
Đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì quan hệ đại diện giữa vợ và chồng có thể được xác lập theo một trong hai trường hợp, đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
Về đại diện theo pháp luật, khoản 3 điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về căn cứ xác lập quan hệ đại diện cho nhau giữa vợ và chồng như sau:
3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, căn cứ để xác định quan hệ đại diện giữa vợ chồng như sau:
-Khi một bên vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự, thì người còn lại sẽ đại diện cho người đó tham gia vào các quan hệ, giao dịch dân sự với tư cách là người giám hộ.
-Khi vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, và người còn lại được Tòa án chỉ định là người đại diện theo pháp luật.
Đại diện theo pháp luật cho nhau giữa vợ và chồng
Đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng
Khoản 2 điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Theo quy định này, việc đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng chỉ áp dụng khi xác lập, thực hiện, chấm dứt một số giao dịch nhất định theo quy định của pháp luật. Đó là những giao dịch bắt buộc phải có sự đồng ý của vợ chồng nhưng một bên không thể trực tiếp tham gia giao dịch thì có thể uỷ quyền cho người còn lại thực hiện giao dịch đó. Ví dụ như trường hợp đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh hoặc trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng.
Với tư cách là người đại diện theo ủy quyền, một bên vợ hoặc người chồng có quyền thực hiện các giao dịch vì lợi ích của hai vợ chồng hoặc vì lợi ích của người còn lại trong phạm vi được uỷ quyền.
Căn cứ chấm dứt quan hệ đại diện giữa vợ và chồng
Trong trường hợp nào thì việc đại diện giữa hai vợ chồng chấm dứt? Theo quy định của bộ luật dân sự về đại diện, trường hợp vợ chồng đại diện cho nhau theo pháp luật, việc đại diện chấm dứt khi:
-Năng lực hành vi dân sự của người được đại diện đã được khôi phục;
-Người được đại diện hoặc người đại diện chết;
-Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan. Ví dụ như đã hoàn thành nhiệm vụ đại diện đối với trường hợp được Tòa án chỉ định làm người đại diện trong những vụ việc cụ thể hoặc quan hệ hôn nhân chấm dứt bởi bản án/quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền.
Quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng
Quan hệ đại diện giữa vợ chồng trên cơ sở có ủy quyền sẽ chấm dứt trong những trường hợp sau:
-Theo thỏa thuận của hai bên
-Thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành
-Người uỷ quyền huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền
-Người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chồng có thể là người đại diện theo pháp luật của vợ?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về giá thuê dịch vụ thám tử. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng như thế nào?
- Các trường hợp được trợ giúp pháp lý miễn phí là ai?
- Đất sản xuất kinh doanh có được xây khách sạn
- Đổi sổ đỏ sang sổ hồng có mất phí không?
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn đại diện theo pháp luật được xác định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo pháp luật như trên, thì thời hạn đại diện được xác định theo khoản 2 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
– Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
Người đại diện theo pháp luật chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Điều lệ của pháp nhân;
– Quy định khác của pháp luật.
Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định trên thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo khoản 4 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện theo pháp luật sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
– Người được đại diện là cá nhân chết;
– Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
– Căn cứ khác theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan.