Thông tin của bản thân, của mọi người và thông tin về bí mật kinh doanh cần phải được bảo mật một cách chặt chẽ. Đây là một điều bắt buộc đối với những thông tin quan trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn thì sẽ có một thỏa thuận bảo mật thông tin được lập ra giữa các bên để ràng buộc trách nhiệm nghĩa vụ pháp lý với nhau. Đây là một bản thỏa thuận quy định tùng điều khoản, và nếu có sự vi phạm thì sẽ bồi thường và bị phạt như thế nào. Bản thỏa thuận này cugnx giống như một bản hợp đồng trong dân sự, thương mại. Vậy sau đây chúng ta hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu “Thỏa thuận bảo mật thông tin” để biết những quy định cụ thể về bảo mật thông tin và mức xử phạt khi tiết lộ thông tin như thế nào nhé!
Căn cứ pháp lý
Thỏa thuận bảo mật thông tin là gì?
Thỏa thuận bảo mật thông tin là một bản thuận giữa hai bên có thể là trong dân sự, lao động, thương mại về vấn đề bảo vệ các thông tin quan trọng, các bí mật trong kinh doanh,… không được tiết lộ ra bên ngoài.
Căn cứ theo quy định tại Điều 387 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về thông tin trong giao kết hợp đồng như sau:
- Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.
- Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
- Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Nội dung của hợp đồng nói chung gồm có:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Cơ chế của thỏa thuận bảo mật thông tin chính là đặt lòng tin cũng như là trách nhiệm của các bên vào bản thỏa thuận đó. Nghĩa vụ sẽ do các bên tự đặt ra và tự thỏa thuận với nhau. Thỏa thuận bảo mật thông tin có thể áp dụng đối với người sử dụng lao động là nhân viên, nhà thầu hay là một bên thứ ba nào đó trong quan hệ thỏa thuận.
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải bảo mật thông tin không?
Căn cứ quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
- Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Như vậy, trong giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng đã thông báo, cung cấp cho người lao động về các quy định bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ. Người sử dụng lao động đồng ý với các điều khoản đó thì sẽ ký kết hợp đồng lao động.
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Bộ luật lao động 2019 quy định về cách thức xử lý khi người lao động vi phạm về bảo mật thông tin như sau: Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
Bên cạnh đó, theo Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động hoặc bằng văn bản khác theo quy định của pháp luật. Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
Thỏa thuận bảo mật thông tin
Những nội dung thường có trong bản thỏa thuận bảo mật thông tin gồm có:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản là “Thỏa thuận bảo mật thông tin”.
- Thông tin của các bên tham gia thỏa thuận. Có thể gồm họ và tên, địa chỉ, chức vụ, số điện thoại, căn cước công dân,…
- Nêu căn cứ: các điều khoản được quy định trong thỏa thuận là căn cứ vào đâu. Thường là căn cứ vào thỏa thuận giữa các bên và điều lệ của công ty.
- Giải thích từ ngữ.
- Danh mục bí mật kinh doanh.
- Chủ sở hữu của thông tin bảo mật.
- Phạm vi sử dụng và thời hạn bảo mật.
- Quyền và trách nhiệm của bên cần bảo mật thông tin.
- Bồi thường thiệt hại.
- Phạt vi phạm.
- Điều khoản khác.
Khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:
- Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 Bộ luật Lao động;
- Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Khi tiết lộ thông tin bảo mật thì bị xử lý như thế nào?
Điều khoản này do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu bên cần bảo mật thông tin không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong thỏa thuận thì bên kia có quyền tiến hành các biện pháp cưỡng chế buộc bên vi phạm tuân thủ điều khoản của thỏa thuận. Bên cần bảo mật thông tin sẽ cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như chấp nhận đền bù mọi thiệt hại về vật chất gây ra do đã vi phạm thỏa thuận. Bên cạnh đó cũng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan đến thủ tục tố tụng kể cả phí thuê luật sư.
Như đã nói ở trên thì việc người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại. Trình tự, thủ tục được xử lý theo Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Khi phát hiện người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì người sử dụng lao động yêu cầu người lao động tường trình bằng văn bản về vụ việc.
Trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 72 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại như sau:
- Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại, người sử dụng lao động thông báo đến các thành phần phải tham dự họp bao gồm: các thành phần quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, thẩm định viên về giá (nếu có); bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp. Nội dung thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại; họ tên người bị xử lý bồi thường thiệt hại và hành vi vi phạm;
- Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản này phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;
- Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản này không xác nhận tham dự hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thỏa thuận bảo mật thông tin”. Mong rằng những thông tin ở bài viết trên sẽ phục vụ quý độc giả trong cuộc sống. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Mẫu đơn đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo cần được giải đáp thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 2 Điều 125 Bộ luật lao động 2019 thì Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
Có. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật lao động 2019: Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
– Nội dung: bao gồm đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ, tên bản cam kết, căn cứ và đưa ra những điều khoản cam kết khác nhau; tên và chức vụ của nhân viên cam kết.
– Hình thức: như một bản cam kết thông thường và cuối bản cam kết là chữ ký của người cam kết.