Xin chào Luật sư X. Tôi hiện tại đang là chủ một doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để tránh việc nhãn hiệu của mình bị sao chép, sử dụng tràn lan trên thị trường nên tôi muốn đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Tuy nhiên tôi không biết rằng theo quy định hiện nay thì việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu? Tôi sẽ cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì để thực hiện thủ tục này? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền hiện nay. Hi vọng thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường hay nghe nhắc đến thuật ngữ nhãn hiệu và cũng có khá nhiều người thắc mắc về thuật ngữ này. Bởi lẽ, hiện nay tại nước ta thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chưa được nhiều cá nhân hay đa số chủ doanh nghiệp quan tâm đến. Chính vì vậy, khi xảy ra các vấn đề liên quan đến kinh doanh sẽ có một phần liên quan đến “nhãn hiệu”.
Nhãn hiệu hiểu theo cách hiểu đơn giãn nhất đó chính là một hình ảnh, dấu hiệu để phân biệt với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc khác loại với các doanh nghiệp khác. Người tiêu dùng có thể dựa vào nhãn hiệu mà nhận biết đây là sản phẩm của công ty nào từ đó lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mình, tránh gây ra tình trạng nhầm lẫn.
Và đăng ký kinh doanh chính là một loại thủ tục pháp lý nhằm hợp thức hóa nhãn hiệu này trên thị trường cạnh tranh, được đăng ký bảo hộ và được pháp luật công nhận bảo vệ, không có bất kỳ doanh nghiệp nào khác có thể đăng ký nhãn hiệu để sử dụng cho doanh nghiệp của mình.
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu?
Địa điểm nộp hồ sơ
Giải đáp cho câu hỏi: Đăng ký nhãn hiệu ở đâu thì căn cứ vào thủ tục đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Quyết định 3675/QĐ-BKHCN, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo các địa chỉ sau:
Nơi nộp | Địa chỉ |
Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hà Nội | 384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội |
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng | Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng |
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh | Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh |
Có đăng ký nhãn hiệu online được không?
Ngoài việc nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở đâu, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là các hình thức nộp đơn và có thực hiện nộp đơn online được không? Theo Quyết định 3675 nêu trên, tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo 02 cách thức:
Cách 1: Nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại một trong hai thành phố là TP. Hồ Chí Minh hoặc TP. Đà Nẵng. Sau khi nộp xong hồ sơ, tổ chức, cá nhân tiến hành nộp phí tại bộ phận thu phí.
Cách 2: Nộp hồ sơ bằng cách gửi qua đường bưu điện. Tổ chức, cá nhân có thể nộp phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
Như vậy, hiện nay có hai cách nộp như trên mà không nộp online được. Tuy nhiên, thực tế, bên đại diện sở hữu trí tuệ có thể nộp online thông qua chứng thư số và chữ ký số.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?
Căn cứ Quyết định 3675/QĐ-BKHCN, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được quy định như sau:
* Thành phần hồ sơ:
– Tờ khai đăng ký (02 bản).
– Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
– Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ).
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (ví dụ như hợp đồng).
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thời hạn giải quyết:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn;
– Công bố đơn: Trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
– Thẩm định nội dung đơn: Không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Chi phí đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?
Căn cứ biểu phí ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC, chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:
STT | Danh mục phí, lệ phí | Mức thu (đồng) |
1 | Lệ phí nộp đơn | 150.000 |
2 | Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên | 600.000 |
3 | Phí công bố đơn | 120.000 |
4 | Phí thẩm định nội dung cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ | 550.000 |
4.1 | Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm và tính 01 sản phẩm/dịch vụ | 120.000 |
5 | Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ | 180.000 |
5.1 | Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ | 30.000 |
6 | Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ | 100.000 |
6.1 | Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ | 20.000 |
7 | Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên | 120.000 |
7.1 | Từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi | 100.000 |
8 | Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ | 120.000 |
9 | Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ | 120.000 |
Lưu ý: Ngoài chi phí trên, việc đăng ký sáng chế có thể mất thêm phí “dịch vụ” nếu cá nhân, tổ chức không thể tự thực hiện đăng ký. |
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Đơn phương hủy hợp đồng công chứng mua bán nhà đất 2022?
- Lệ phí công chứng cho tặng nhà đất là bao nhiêu?
- Cách tính thuế nhà đất khi làm sổ hồng như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Năm 2023 đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Dịch vụ luật sư Tp Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Trường hợp đơn có đủ tài liệu theo quy định:
Cán bộ nhận đơn tiếp nhận đơn, đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn và các tờ khai.
Tờ khai được trao có giá trị thay cho giấy biên nhận đơn.
Trường hợp đơn không đủ tài liệu thì đen sẽ bị từ chối tiếp nhận.
Cục sở hữu trí tuệ không phải gửi trả lại cho người nộp đơn các tài liệu đơn
Hoàn trả các khoản phí, lệ phí đã nộp theo thủ tục hoàn trả phí, lệ phí theo quy định.
Để tránh xẩy ra việc sao chép, ăn cắp ý tưởng nhãn hiệu của nhau. Làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của đối phương dù và cố ý hay vô tình. Việc bảo hộ nhãn hiệu của riêng mình là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn tránh xảy ra những tranh chấp pháp lý về sau này; tránh mấy những khoản chi phí đáng tiền không nên có.
Câu trả lời là CÓ. Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là nguyên tắc fist to file.