Đấu thầu qua mạng hay còn gọi là đấu thầu điện tử đã được ghi nhận tại Việt Nam và được áp dụng đã một thời gian khá lâu định điểm sự gia tăng là những năm 2016-2018. Như vậy có thể thấy, đấu thầu qua mạng không còn là khái niệm xa lạ với các doanh nghiệp. Và được áp dụng vào thực tiễn một các thuận lợi và được hưởng ứng rất rộng rãi. Những gói thầu được đấu thầu qua mạng một cách uy tín và giá trị không hề nhỏ và cũng đảm bảo được những nguyên tắc về tính minh bạch của những cuộc đấu thầu. Vậy nên để đấu thầu thành công, các doanh nghiệp cần nắm rõ được quy trình đấu thầu qua mạng như thế nào. Và trong bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề: “Quy trình đấu thầu hạn chế qua mạng”.
Luật sư X hi vọng sẽ mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích.
Căn cứ pháp lý
Đấu Thầu Hạn Chế Là Gì?
Như đã đề cập qua ở trên, với tình hình kinh tế hiện nay ở Việt Nam, đấu thầu hạn chế là một trong 3 hình thức đấu thầu phổ biến. Theo Điều 21 (Luật Đấu thầu), Đấu thầu hạn chế là một hình thức đấu thầu mà trong đó sẽ giới hạn số lượng nhà thầu tham gia theo số lượng nhất định. Tối thiểu là có 3 nhà thầu tham dự buổi đấu thầu hạn chế.
Căn cứ Điều 8 Luật Đấu thầu 2013 quy định các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
- Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
- Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;
- Danh sách ngắn;
- Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
- Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;
- Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
- Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;
- Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất;
- Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;
- Thông tin khác có liên quan.
Phạm vi áp dụng đấu thầu hạn chế
Hình thức đấu thầu hạn chế chỉ được phép áp dụng trong trường hợp gói thầu đưa ra có yêu cầu cao về chuyên môn kỹ thuật hoặc có những đặc thù riêng mà chỉ một vài nhà thầu mới có thể và có đủ khả năng để đáp ứng được tiêu chuẩn này.
Chứng chỉ năng lực xây dựng là bản đánh giá vắn tắt năng lực của Bộ Xây Dựng, Sở Xây Dựng đối với tổ chức/doanh nghiệp. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức/doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam
Các phương thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu hạn chế
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
Căn cứ Điều 28 Luật Đấu thầu 2013 quy định về phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
- Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;
- Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
- Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
- Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
- Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
- Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
Tại Điều 29 Luật Đấu thầu 2013 quy định về phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
- Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
- Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.
- Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.
Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
Tại Điều 30 Luật Đấu thầu 2013 quy định về phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
- Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.
- Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.
- Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.
Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được quy định tại Điều 31 Luật Đấu thầu 2013 như sau:
- Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.
- Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu.
Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.
- Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật.
Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá.
Những lưu ý pháp lý khi đấu thầu hạn chế
Điều 21 Luật đấu tiên 2013 quy định:
“Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu”.
Với quy định này thì những dự án sử dụng vốn nhà nước đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật của gói thầu thì được áp dụng đấu thầu hạn chế.
Đấu thầu hạn chế là hoạt động đấu thầu bình thường nhưng sẽ bị hạn chế một số quy định về số lượng chủ thể tham gia đấu thầu, số lượng chủ thể tham gia đấu thầu chỉ theo số lượng cụ thể nhất định.
Khi tham gia đấu thầu các chủ thể sẽ đưa ra mức giá của mình và cạnh tranh với nhau, người thắng sẽ là người người đưa ra được mức giá hợp lý nhất. Tuy nhiên trong lĩnh vực chứng khoán thì người trúng thầu sẽ được xác định là người đưa ra mức giá thấp nhất, ngược lại nếu đối tượng của đấu thầu là sản phẩm thì người trúng thầu lại là người đưa ra được mức giá cao nhất.
Quy trình đấu thầu hạn chế qua mạng
Thứ nhất, quy trình đấu thầu rộng rãi, hạn chế đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa xây lắp, hàng hóa theo phương thức một giai đoạn.
Trong phương thức này sẽ chia theo hai túi hồ sơ dự thầu như sau:
Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ mời thầu, sau khi được lập phải được thực hiện việc thẩm định trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải được thực hiện bằng văn bản theo quy định cụ thể.
Bước 2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Theo quy định về việc tổ chức lựa chọn nhà thầu thì bên mời thầu phải tiến hành thủ tục mời thầu. Sau khi đăng tải hồ sơ mời thầu, thì bên mời thầu tiếp tục phát hành, sửa đổi, và làm rõ hồ sơ mời thầu. Sau khi thực hiện việc đóng thầu, thì trong thời gian 01 giờ kể từ thời điểm đóng thầu, bên mời thầu sẽ tiến hành công khai việc mở thầu. Việc mở thầu được thực hiện theo từng hồ sơ mời thầu, có biên bản mở thầu theo quy định.
Bước 3. Đánh giá hồ sơ dự thầu
Sau khi mở thầu, bên mời thầu và tổ chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.
Bước 4. Thương thảo về hợp đồng
Việc thực hiện thương thảo hợp đồng sẽ được thực hiện với nhà thầu được xếp hạng thứ nhất. Nếu nhận được lời mời thương thảo hợp đồng nhưng nhà thầu không đến thương thảo, hoặc từ chối thương thảo thì bên nhà thầu này không nhận được lại bảo đảm dự thầu.
Bước 5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu. Sau khi đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu và gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham gia đấu thầu. Kết thúc việc đấu thầu thì các bên sẽ tiếp tục hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
Bước 6. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Thứ hai, quy trình đấu thầu rộng rãi, hạn chế đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa xây lắp, hàng hóa theo phương thức hai giai đoạn.
Hai giai đoạn một túi hồ sơ
Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một.
Thủ tục lựa chọn danh sách ngắn sẽ áp dụng theo quy định giống với một giai đoạn hai túi hồ sơ. Sau khi được lập, thì cũng giống như trong các phương thức đấu thầu khác, hồ sơ mời thầu phải được duyệt và thẩm định theo quy định.
Bước 2: Tổ chức đấu thầu giai đoạn một.
Trong quá trình thực hiện bước này, bên mời thầu cũng tổ chức mời thầu giống như trường hợp đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Tuy nhiên, đối với việc phát hành, sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu và thực hiện việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý và sửa đổi, rút hồ sơ đều được thực hiện theo quy định chung giống như phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
Bước 3: Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn hai:
Bên mời thầu thực hiện việc chuẩn bị và lập hồ sơ mời thầu giai đoạn hai. Sau khi hồ sơ mời thầu này sẽ được gửi đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một.
Bước 4: Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng giai đoạn hai.
Quá trình này sẽ áp dụng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
Kết quả nhà thầu được lựa chọn phải được công khai. Sau đó, nhà thầu tiến hành thương thảo hợp đồng.
Hai giai đoạn hai túi hồ sơ
Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một.
Cũng giống như phương thức đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ.
Tuy nhiên, trong phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ, ở bước “chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một” phải giống như nội dung hồ sơ mời thầu trong giai đoạn hai của phương thức đấu thầu rộng rãi hai giai đoạn một túi hồ sơ.
Bước 2: Tổ chức đấu thầu giai đoạn một.
Về cơ bản các thủ tục cần thực hiện trong bước “tổ chức đấu thầu giai đoạn một” của phương thức đấu thầu rộng rãi hai giai đoạn hai túi hồ sơ sẽ được thực hiện như phương thức đấu thầu rộng rãi hai giai đoạn một túi hồ sơ. Tuy nhiên, trong bước này, thay vì mở thầu thì bên tổ chuyên gia và bên mời thầu sẽ thực hiện thủ tục mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật và đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật.
Bước 3: Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn hai.
Sẽ được thực hiện giống với phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ. Tuy nhiên trong phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ, sau quá trình phê duyệt hồ sơ mời thầu sẽ phải thực hiện thủ tục phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu, tiếp đến phải chuẩn bị, nộp, tiến nhận quản lý hồ sơ mời thầu rồi sau đó mới đóng thầu, mở thầu.
Bước 4: Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng giai đoạn hai.
Ở thủ tục này, không thực hiện việc đánh giá lại những nội dung về kỹ thuật đã được thống nhất trước đó.
Khác với phương thức đấu thầu rộng rãi hai giai đoạn một túi hồ sơ thì ở phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ, ở bước này, ngoài việc xem xét về yêu cầu kỹ thuật của gói thầu thì tổ chuyên gia còn phải tiến hành xem xét đánh giá về tài chính đối với những nhà thầu đáp ứng điều kiện về kỹ thuật..
Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện, và ký hợp đồng.
Về cơ bản, thủ tục này được thực hiện như phương thức đấu thầu rộng rãi hai giai đoạn một túi hồ sơ.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu không?
- Trường hợp thuê tư vấn đấu thầu cần điều kiện gì?
- Hồ sơ đấu thầu đất gồm những gì theo QĐ?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy trình đấu thầu hạn chế qua mạng” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Thành lập công ty Tp Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Khoản 7 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 quy định về danh sách ngắn như sau:
“Danh sách ngắn là danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển; danh sách nhà thầu được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế; danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.”
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về Lựa chọn danh sách ngắn trong đấu thầu hạn chế như sau:
“2. Đối với đấu thầu hạn chế:
a) Xác định, phê duyệt danh sách ngắn: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu;
b) Công khai danh sách ngắn: Sau khi phê duyệt, danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu.”
Điều 8 Luật đấu thầu 2013 quy định về thông tin về đấu thầu như sau:
“1. Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
c) Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;
d) Danh sách ngắn;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
e) Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;
g) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
h) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;
i) Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất:
k) Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;
l) Thông tin khác có liên quan.”
Điểm c, d Khoản 1 Điều 7 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có quy định về cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu như sau:
“c) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
d) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu và các thông tin liên quan đến việc thay đổi thời điểm đóng thầu (nếu có) lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu;”
Như vậy, với trường hợp này bạn cần phải gửi thông báo đến hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.