Thưởng tết là một trong những chế độ hay sự tri ân của công ty đối với người lao động thông qua một năm làm việc của họ. Việc có thưởng tết hay không không phụ thuộc vào người lao động mà phụ thuộc vào tình hình lợi nhuận của công ty như thế nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì việc thưởng tết được người lao động và công ty thoả thuận trong hợp đồng lao động thì buộc công ty phải làm đúng theo những gì đã thoả thuận. Có những người lao động vì lí do cá nhân nên đã nghỉ việc trước khi có thưởng tết. Cùng Luật sư X tìm hiểu về “Nghỉ việc trước Tết có được thưởng Tết không?” qua bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Thưởng tết là gì?
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Lao động (“BLLĐ“) 2019 thì bản chất “thưởng Tết” là chế độ thưởng mà người sử dụng lao động (“NSDLĐ“) trao cho người lao động (“NLĐ“) theo quyết định của mình và căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, thưởng Tết không còn bắt buộc là khoản tiền mà thay vào đó thưởng Tết có thể bằng tiền hoặc tài sản như sản phẩm, vé tàu xe, chứng khoán,… hoặc hình thức khác như mã khuyến mại, chương trình chăm sóc nghỉ dưỡng,… (Tham khảo quy định tại khoản 1 Điều 104 BLLĐ 2019).
Nghỉ việc có được nhận thưởng tết không?
Căn cứ quy định tại Điều 104 Bộ luật lao động 2019:
Điều 104. Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Pháp luật không quy định người lao động khi nghỉ việc có được thưởng tết hoặc thưởng lương tháng 13 hay không. Mà người lao động sẽ căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc để thưởng. Vì thế, việc người lao động được thưởng hay không do người sử dụng lao động quyết định.
Nếu như trong hợp đồng lao động có quy định cụ thể về tiền thưởng thì khi còn trong thời hạn của hợp đồng, người sử dụng lao động phải chi trả lương tháng 13 và thưởng tết cho người lao động đúng theo thỏa thuận.
Nghỉ việc trước Tết có được thưởng Tết
Theo quy định của pháp luật , doanh nghiệp trả lương tháng 13 là không bắt buộc. Lương tháng 13 thường sẽ được trả khi hết tháng 12 Dương lịch, nhưng nhiều công ty thường đến cuối năm âm lịch mới thưởng cho người lao động. Thưởng Tết có thể tồn tại bằng hiện vật và tiền.
Nếu trong hợp đồng lao động có quy định về việc lương tháng 13 thì doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 khi họ nghỉ việc vào cuối tháng 12. Nếu doanh nghiệp không trả thì đã vi phạm quy định của pháp luật. Người lao động có thể kiện vì doanh nghiệp không chi trả lương tháng 13 cho mình.
Hiện nay đang bước vào giai đoạn cuối năm 2022, đầu năm 2023. Có rất nhiều người lao động đang quan tâm đến khoản thu nhập được gọi là thưởng Tết hoặc lương tháng 13 sau 01 năm miệt mài làm việc. Thường thì tiền thưởng Tết hoặc lương tháng 13 sẽ được người sử dụng lao động thanh toán cho người lao động trước khi nghỉ Tết Âm lịch.
Vậy trong trường hợp người lao động nghỉ việc trước Tết Âm lịch 2023 thì có được nhận tiền thưởng Tết, tiền lương tháng 13 hay không?
Để giải quyết thắc mắc này, chúng ta cần căn cứ vào Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo như quy định trên thì thưởng bao gồm cả tiền thưởng Tết sẽ là số tiền hoặc là tài sản hoặc là hình thức thưởng khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động khi căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao của người lao động. Việc thưởng sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Do đó, về mặt pháp luật thì sẽ không bắt buộc người sử dụng lao động phải thưởng Tết cho người lao đồng hoặc trả tiền lương tháng 13.
Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Theo đó, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận của 02 bên trong quan hệ lao động. Nếu như trong hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận về việc trước khi kết thúc năm 2022, người lao động đạt được mức doanh số nhất định hoặc số lượng sản phẩm nhất định thì sẽ nhận được một khoản tiền thưởng tương đương với bao nhiêu % tỷ lệ lương và được chi trả trước Tết Âm lịch thì người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện việc trả tiền thưởng Tết, tiền lương tháng 13 theo thỏa thuận.
Trách nhiệm trả tiền thưởng Tết cho người lao động nghỉ việc trước Tết
Căn cứ vào Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Như đã đề cập ở nội dung trên, trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về việc thưởng Tết, tiền lương tháng 13 trong hợp đồng lao động nếu như người lao động hoàn thành định mức công việc nhất định thì người sử dụng lao động bắt buộc phải thanh toán đầy đủ các khoản thưởng Tết, lương tháng 13 theo thỏa thuận.
Việc thanh toán tiền thưởng Tết, tiền lương tháng 13 được thực hiện trong vòng 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Căn cứ vào Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào quyết định của Thủ tướng để xem xét việc cho người lao động nghỉ Tết Âm lịch 2023 bao nhiêu ngày nhưng không được ít hơn 05 ngày nghỉ.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tiền lương làm việc ngày tết có phải chịu thuế TNCN hay không?
- Đốt pháo trái phép ngày Tết có bị xử phạt không năm 2022?
- Hét giá vé xe ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Nghỉ việc trước Tết có được thưởng Tết không chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nghỉ việc trước Tết có được thưởng Tết không?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý đăng ký bảo hộ logo công ty Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Lương tháng thứ 13 có phải là tiền thưởng tết hay không?
Lương tháng 13 cũng không hẳn là thưởng Tết vì vẫn có một số doanh nghiệp ngoài việc chi trả tiền lương tháng 13 cho NLĐ còn có chế độ tiền thưởng Tết riêng. Tương tự, việc doanh nghiệp có chi trả lương tháng 13 cho NLĐ hay không không mang tính bắt buộc.
Đã cam kết có thưởng tết nhưng không thưởng sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định mức phạt khi người sử dụng lao động vi phạm quy định về tiền lương sẽ bị xử phạt như sau:
Nếu doanh nghiệp có hành vi “không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động” sẽ bị xử phạt mức phạt như sau:
– Trường hợp vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động: phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
– Trường hợp vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động: phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Trường hợp vi phạm từ vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động: phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
– Trường hợp vi phạm từ vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động: phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
– Trường hợp vi phạm từ 301 người lao động trở lên: phạt từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng.