Xin chào Luật sư, tôi hiện đang tìm hiểu về vấn đề tài sản của pháp luật Việt Nam. Đặc biệt là về giấy tờ có giá, hiện vẫn đang là một khái niệm khá mới lạ tại Việt Nam. Giấy tờ có giá là một loại hình thường bắt gặp trong giao dịch dân sự. Mặc dù đã xuất hiện và được pháp luật quy định khá lâu nhưng vẫn còn sự xa lạ với nhiều người đặc biệt là có khá nhiều người nhầm lẫn giữa giấy chứng nhân quyền sử dụng đất với giấy tờ có giá. Vậy giấy tờ có giá là gì? Đối tượng phát hành là ai? Và hình thức phát hành giấy tờ có giá như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp thắc mắc.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Hi vọng bài viết sau sẽ giải đáp được đầy đủ những thắc mắc của bạn.
Căn cứ pháp lý
Giấy tờ có giá là gì?
Theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Như vậy, giấy tờ có giá là một loại tài sản theo luật dân sự.
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN thì giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác.
Giấy tờ có giá có những loại hình gì?
Theo khoản 2 và khoản 3 Thông tư 01/2012/TT-NHNN thì giấy tờ có giá gồm các loại như sau:
- Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát hành đến khi đến hạn thanh toán.
- Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm kể từ khi phát hành đến khi đến hạn thanh toán.
Các loại giấy tờ có giá được quy định tại Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 thì giấy tờ có giá bao gồm:
- Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác;
- Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu;
- Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ;
- Các loại chứng khoán :
- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
- Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;
- Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác ;
- Trái phiếu doanh nghiệp.
Đối tượng phát hành và đối tượng mua giấy tờ có giá
Đối tượng phát hành
a) Ngân hàng thương mại.
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
c) Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn từ tổ chức.
d) Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam phát hành theo quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động.
Đối tượng mua
a) Đối tượng mua giấy tờ có giá là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối tượng mua giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng.
b) Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng là cổ đông hiện hữu của tổ chức tín dụng phát hành thì được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của tổ chức tín dụng đó trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật về góp vốn, mua cổ phần.
Hình thức phát hành giấy tờ có giá
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ và các hình thức khác phù hợp với quy định tại Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết kế và in ấn để đảm bảo khả năng chống giả cao.
Trường hợp phát hành giấy tờ có giá không theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp cho người mua chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.
Giấy tờ có giá được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam.
Mệnh giá của giấy tờ có giá được quy định như thế nào?
Thông tư quy định, mệnh giá của giấy tờ có giá là 100.000 đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 đồng Việt Nam.
Mệnh giá của giấy tờ có giá (trừ trái phiếu) phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.
Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên trái phiếu.
Ngoài ra, mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành không theo hình thức chứng chỉ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người mua.
Lãi suất giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành quyết định phù hợp với quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Phương pháp tính lãi giấy tờ có giá thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Sổ tiết kiệm có phải là giấy tờ có giá hay không?
- Giấy tờ có giá dài hạn là gì?
- Thư mời thử việc có giá trị pháp lý không?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hình thức phát hành giấy tờ có giá” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-NHNN, điều kiện giấy tờ có giá như sau:
a) Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;
b) Thuộc loại giấy tờ có giá được quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn;
d) Giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không rách nát, hư hỏng, không bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy xóa.
Khoản 2 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định điều kiện giấy tờ có giá như sau:
a) Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;
b) Thuộc loại giấy tờ có giá được quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn;
d) Giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không rách nát, hư hỏng, không bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy xóa.
Như vậy, Vé số, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ có giá khi đáp ứng các điều kiện nêu trên.