Chào Luật sư, tôi có đầu tư công ty chứng khoán cùng với người thân. Dạo gần đây công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lượng khách giảm nhiều hơn so với trước đây. Tôi muốn bán nhanh cổ phiếu để xoay sở tiền cho việc kinh doanh của gia đình. Nếu như tôi bán cổ phiếu chui thì có bị phạt hay không? Mua bán trái phép cổ phiếu bị xử lý như thế nào? Rất mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Mua bán cổ phiếu trái phép là gì?
Mua bán chui cổ phiếu là một thuật ngữ được các nhà đầu tư chứng khoán sử dụng khi nói đến hiện tượng các chủ doanh nghiệp hoặc những người có liên quan khác đến doanh nghiệp (người nội bộ của doanh nghiệp, bố mẹ đẻ, vợ, chồng, con…) thực hiện hành vi mua, bán cổ phiếu mà không thực hiện đăng ký giao dịch trước theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 1 Điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán có quy định về công bố thông tin của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ, theo đó người nội bộ của công ty đại chúng, của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, của quỹ đại chúng (người nội bộ) và những người có liên quan của những đối tượng này (người có liên quan) phải thực hiện công bố thông tin, thực hiện báo cáo trước và sau khi thực hiện các giao dịch cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho Sở giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đối với đăng ký giao dịch, đối với chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết), cho công ty đại chúng, cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khi mà giá trị giao dịch dự kiến trong ngày dao động từ 50 triệu đồng trở lên hoặc là giá trị giao dịch dự kiến trong mỗi tháng từ 200 triệu đồng trở lên được tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, đối với trái phiếu chuyển đổi, đối với chứng chỉ quỹ) hoặc là theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc là giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, đối với quyền mua trái phiếu chuyển đổi, đối với quyền mua chứng chỉ quỹ), kể cả là trường hợp chuyển nhượng không thông qua các hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán.
Mua bán trái phép cổ phiếu bị xử lý như thế nào?
Tại Điều 33 Nghị định 156/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 128/2021/NĐ-CP, theo đó, cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu sẽ bị xử phạt như sau:
– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị xử phạt tiền 3% đến 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế đối với cá nhân và 6% đến 10% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế đối với tổ chức.
Quy trình xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua bán trái phép cổ phiếu
Bước 1: Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi mua bán trái phép cổ phiếu khi phát hiện ra hành vi vi phạm:
– Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Các công chức thuộc ngành tài chính mà đang thi hành nhiệm vụ, công vụ;
– Các công chức, viên chức, người có thẩm quyền mà đang thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng văn bản quy phạm pháp luật hoặc là văn bản hành chính do các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
Bước 2: Người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Những người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
– Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 3: Người có hành vi vi phạm sau khi đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính tiến hành thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong quyết định xử phạt đã nhận.
Điều kiện nào để chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng thế nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng với mục đích chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần như sau:
1. Có phương án chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần được Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua.
2. Có phương án phát hành được Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua; có phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán (trừ trường hợp chào bán theo hình thức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định này) được Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua.
3. Các thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu công ty phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
4. Việc chào bán cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng theo quy định của pháp luật.
5. Có thỏa thuận giữa thành viên có phần vốn được chào bán với tổ chức phát hành về phương án chào bán, giá chào bán trong trường hợp chào bán phần vốn góp của thành viên.
6. Điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, e, g, h và i khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán.
Có thể bạn quan tâm:
- Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
- Điều kiện để được hưởng án treo đối với người phạm tội năm 2023
- Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng đầy đủ, chi tiết năm 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mua bán trái phép cổ phiếu bị xử lý như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là đổi tên bố trong giấy khai sinh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FaceBook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Nhà đầu tư nhỏ lẻ bởi thường những cổ phiếu này là thuộc dạng đầu cơ, lướt sóng…
– Các công ty chứng khoán cho vay margin các cổ phiếu này bởi sau khi bị công bố mức phạt, có thể thấy giá trị của các loại cổ phiếu này thường có xu hướng giảm mạnh. Do đó, các công ty chứng khoán cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Theo khoản 1, 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020, có 02 loại cổ phiếu như sau:
– Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông): Dùng để xác định quyền sở hữu của các cổ đông. Người nắm giữ cổ phiếu này sẽ có quyền quản lý và kiểm soát công ty hay tham gia vào các cuộc họp HĐQT, cũng như bỏ phiếu quyết định vào các vấn đề lớn của công ty.
– Cổ phiếu ưu đãi: Người nắm giữ có thể nhận ưu đãi về cổ tức và quyền biểu quyết hay được hoàn lại phần vốn góp.
Cá nhân, tổ chức mua bán cổ phiếu, chủ yếu nhằm mục đích sau:
– Để tìm kiếm lợi nhuận. Thông thường đây là mục đích chính khi mua bán cổ phiếu. Cổ phiếu là công cụ sinh lời cao và cũng là kênh đầu tư linh hoạt.
– Để nắm quyền biểu quyết và quản lý công ty: Đối với những cá nhân, tổ chức muốn năm quyền điều hành công ty, họ thường mua bán số lượng cổ phiếu khá lớn.