Xin chào Luật sư X. Tôi là Ngọc Tùng, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Sơn La. Tôi thấy một công ty bên Nhật Bản tuyển dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tôi tìm hiểu một số thông tin thì thấy rằng bản thân tôi nếu làm việc cần phải đóng bảo hiểm thất nghiệp. Do không có nhiều hiểu biết về pháp luật nên rất mong Luật sư tư vấn cho tôi: các quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp cho người đi nước ngoài? Rất mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Quy định về bảo hiểm thất nghiệp cho người đi nước ngoài?, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 thì: “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội; hỗ trợ người lao động giải quyết tình trạng thất nghiệp. Trong thời gian người lao động chưa kiếm được việc làm; các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp sẽ hỗ trợ một phần thu nhập; tạo cơ hội cho người lao động học nghề và tìm kiếm công việc mới.
Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm này.
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp hiện nay
Theo Điều 42 Luật Việc làm năm 2013 quy định chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Trợ cấp thất nghiệp;
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
- Hỗ trợ Học nghề;
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Đối tượng nào tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Đối tượng bắt buộc phải tham gia:
- Người lao động ký hợp đồng lao động không thời hạn
- Người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn
- Người lao động ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc để thực hiện một công việc nào đó có thời gian từ 3 đến 12 tháng
Đối tượng không phải tham gia:
- Những người đang hưởng lương hưu
- Người lao động giúp việc gia đình.
Quy định về bảo hiểm thất nghiệp cho người đi nước ngoài
Đi ra nước ngoài xuất khẩu lao động có được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp nữa không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 như sau:
3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tìm được việc làm;
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
d) Hưởng lương hưu hằng tháng;
đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
k) Chết;
l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;
n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
Chiếu theo quy định trên việc bạn đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Người ra nước ngoài xuất khẩu lao động có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 53 Luật Việc làm 2013 quy định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:
4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.
Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy ra nước ngoài để xuất khẩu lao động không thuộc điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 nên không thuộc trường hợp được bảo lưu, vậy khi bạn ra nước ngoài thì thời gian còn lại của bảo hiểm xã hội cũng sẽ mất.
Ra nước ngoài định cư có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Trước hết bạn cần xác định mình có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không. Điều kiện này được quy định tại Điều 49 Luật việc làm số 38/2013/QH13 như sau:
“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
…đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng…”
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 về chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:
“1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
g) Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng
Ngày mà người lao động được xác định ra nước ngoài định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là ngày người lao động xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh“.
Như vậy, theo các quy định trên, ngày mà người lao động được xác định là ra nước ngoài định cư là ngày người lao động xuất cảnh. Do đó, bạn vẫn có thể hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lên trung tâm dịch vụ việc làm. Và cụ thể:
+) Nếu đến thời điểm bạn nhận tiền mà bạn chưa xuất cảnh thì bạn vẫn có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp của tháng đó. Và trường hợp này, bạn bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi bạn xuất cảnh.
+) Nếu bạn xuất cảnh khi chưa nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thì bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo quy định của pháp luật, ra nước ngoài để định cư sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ không được bảo lưu. Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ kết hôn với người nước ngoài tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định về bảo hiểm thất nghiệp cho người đi nước ngoài”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ xin mã số thuế cá nhân cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833 102 102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- 45 Tuổi có được tham gia bảo hiểm xã hội không?
- Quyền lợi bảo hiểm y tế cho người cao tuổi như thế nào?
- Có bảo hiểm nhân thọ có cần mua bảo hiểm y tế không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó”.
Do đó nếu người lao động không đi làm dù nghỉ có phép và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì tháng đó sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả bảo hiểm thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính tiếp theo khi người này tiếp tục quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ vào Điều 49 Luật việc làm 2013 về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp , được quy định cụ thể:
Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Đã đóng Bảo hiểm thất nghiệp từ đủ
Từ ngày 1/12/2018, người lao động là người nước ngoài thuộc đối tượng tham gia BHXH thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc gồm chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động và Nghị định số 37/2016/NĐ-CP.