Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan làm biện pháp áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu với thuế suất cụ thể. Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu có mục đích nhằm xác định được thuế suất cụ thể đối với hàng hóa xuất khẩu. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu có mục đích là để quyết định thuế suất ưu đãi so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch. Đó hẳn là những kiến thức nắm lòng của những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Vậy hạn ngạch thuế quan là gì? Nội dụng của hạn ngạch thuế quan được pháp luật quy định như thế nào?
Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc về vấn đề. Luật sư X hi vọng sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Luật Quản lý ngoại thương năm 2017
Thông tư số 04/2014/TT-BCT
Hạn ngạch là gì?
Hạn ngạch là một hạn chế thương mại do chính phủ áp đặt nhằm giới hạn số lượng hoặc giá trị tiền tệ của một loại hàng hóa mà một quốc gia có thể nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời kỳ cụ thể. Các quốc gia sử dụng hạn ngạch trong thương mại quốc tế để giúp điều chỉnh khối lượng thương mại giữa họ và các quốc gia khác. Các quốc gia đôi khi áp đặt chúng vào các sản phẩm cụ thể để giảm nhập khẩu và tăng sản xuất trong nước. Về lý thuyết, hạn ngạch thúc đẩy sản xuất trong nước bằng cách hạn chế cạnh tranh nước ngoài.
Hạn ngạch thuế quan là gì?
Hạn ngạch thuế quan chúng ta có thể hiểu nôm na là hình thức đánh thuế trực tiếp nên mặt hàng xuất nhập khẩu, qua đó nhằm giảm lượng hàng xuất nhập cũng nhưng tăng thu ngân sách.
Theo Luật Quản lý ngoại thương năm 2017:
Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu với thuế suất cụ thể.
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu với thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch.
Một số nguyên tắc về chế độ hạn ngạch thuế quan
Áp dụng giấy phép nhập khẩu để được hưởng thuế suất nhập khẩu đối với các mặt hàng nằm trong danh mục hàng hóa nhập khẩu theo quy định.
Đối với các mặt hàng nằm trong danh mục áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu không có giấy phép của Bộ Công Thương sẽ được áp dụng các mức thuế ngoài hạn ngạch thuế quan. Tuy nhiên, riêng đối các mặt hàng thuốc lá với nguyên liệu nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan để sản xuất thuốc lá điếu sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Trong Luật cũng quy định về số lượng, khối lượng, trị giá các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu sẽ không tính vào lượng hạn ngạch thuế quan hàng năm do Bộ Công Thương công bố.
Đối tượng được cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu cho thương nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hạn ngạch thuế quan bao gồm muối, thuốc lá nguyên liệu.
Thủ tục cấp phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan?
Thông tư số 04/2014/TT-BCT Quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
Theo khoản 5 điều 5 Thông tư số 04/2014/TT-BCT quy định về thủ tục cấp phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan như sau :
Thủ tục cấp phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
a) Bộ Công Thương xem xét cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan căn cứ lượng hạn ngạch thuế quan hàng năm do Bộ quản lý chuyên ngành quyết định, tình hình thực hiện nhập khẩu năm trước và đăng ký của thương nhân.
Thương nhân có nhu cầu đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu gửi hồ sơ đề nghị về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu). Hồ sơ gồm:
Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 1 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân theo quy định.
b) Thời điểm xem xét phân giao lượng hạn ngạch thuế quan cho thương nhân do Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan thống nhất.
Thời gian giải quyết việc cấp phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân là trong vòng 10 (mười) ngày làm việc, tính từ thời điểm phân giao đã được các Bộ, ngành thống nhất nêu trên.
Trường hợp từ chối cấp phép, Bộ Công Thương trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho thương nhân qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của thương nhân.
d) Thương nhân xuất trình giấy phép nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch thuế quan của Bộ Công Thương với Chi cục Hải quan cửa khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu. Lượng hàng hóa nhập khẩu trong giấy phép được hưởng mức thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan.
đ) Thương nhân có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, thương nhân có báo cáo (thay cho báo cáo quý III) gửi Bộ Công Thương đánh giá khả năng nhập khẩu cả năm đó, đề nghị điều chỉnh tăng, giảm hạn ngạch nhập khẩu được cấp hoặc báo cáo số lượng hàng hóa không có khả năng nhập khẩu để phân giao cho thương nhân khác.
Quy định áp dụng hạn ngạch thuế quan xuất khẩu và nhập khẩu
Việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đã được quy định trong Luật quản lý ngoại thương, điều 21:
“Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa được dùng để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.
Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu phải đảm đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa. Công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.”
Theo quy định trên, hạn ngạch thuế quan xuất khẩu được thực hiện theo các quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tương tự như các biện pháp cấm xuất nhập khẩu, biện pháp hạn ngạch thuế quan áp dụng với các hàng hóa xuất nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam sẽ áp dụng theo quy định đó.
Đối với số lượng và giá trị hàng hóa nhập khẩu được dùng để sản xuất hoặc gia công các mặt hàng xuất khẩu sẽ không bị áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.
Mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng hạn ngạch thuế quan?
Mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan:
a) Hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này có số lượng nhập khẩu nằm trong số lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này hoặc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (nếu đáp ứng các điều kiện để được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt) ban hành kèm theo các Nghị định của Chính phủ về ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Điều ước quốc tế.
b) Trường hợp tại các Điều ước quốc tế có quy định về lượng hạn ngạch nhập khẩu và mức thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch đối với các hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này thì áp dụng theo lượng hạn ngạch nhập khẩu và mức thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Điều ước quốc tế.
c) Trường hợp các Điều ước quốc tế không quy định về lượng hạn ngạch mà chỉ quy định về mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì điều kiện để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là hàng hóa phải nằm trong số lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương nêu tại điểm a khoản này.
Mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan:
a) Hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này có số lượng nhập khẩu nằm ngoài số lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.
b) Trường hợp tại các Điều ước quốc tế có quy định về lượng hạn ngạch nhập khẩu và/hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch đối với các hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Điều ước quốc tế đó. Trường hợp mức thuế suất ngoài hạn ngạch theo Điều ước quốc tế cao hơn mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại Phụ lục IV.
Các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp hạn ngạch thuế quan hiện nay
So với các quy định về tạm ngừng xuất nhập khẩu thì thẩm quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan có sự khác biệt và mở rộng hơn. Đối với các biện pháp hạn ngạch thuế quan thì thẩm quyền được trao cho bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có hàng hóa thuộc thẩm quyền tự mình quyết định có áp dụng biện pháp hay không. Quy định này được cho là phù hợp và đảm bảo kịp thời, chính xác đối với từng mặt hàng xuất nhập khẩu.
Cơ quan Hải quan và Bộ Công Thương là các cơ quan xây dựng, thực thi và giám sát các quy định về thương mại quốc tế, thu thập hải quan và thực thi các quy định thương mại của nhà nước (Việt Nam). Trên thế giới, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ, một cơ quan thực thi pháp luật liên bang của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, giám sát các quy định về thương mại quốc tế, thu thập hải quan và thực thi các quy định thương mại của Hoa Kỳ. Hạn ngạch thường có ba hình thức hạn ngạch là tuyệt đối, thuế suất và mức ưu đãi thuế quan:
Một hạn ngạch tuyệt đối cung cấp một hạn chế dứt khoát về số lượng hàng hóa cụ thể có thể được nhập khẩu, mặc dù mức độ hạn chế này không phải lúc nào cũng được sử dụng.
Hạn ngạch thuế suất cho phép một quốc gia nhập khẩu một số lượng nhất định của một hàng hóa cụ thể với mức thuế suất giảm. Khi đạt được hạn ngạch thuế suất, tất cả hàng hóa nhập khẩu sau đó sẽ được tính ở mức cao hơn.
Một tập hợp các cuộc đàm phán riêng biệt tạo ra các mức ưu đãi thuế quan, chẳng hạn như các mức được thiết lập thông qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Hạn ngạch cao hạn chế cùng với thuế quan cao có thể dẫn đến tranh chấp thương mại và các vấn đề khác giữa các quốc gia. Chẳng hạn, như Tạp chí Time (tạp chí của Mỹ) đã đưa tin, vào tháng 1 năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế 30% đối với các tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc . Động thái này báo hiệu một cách tiếp cận mạnh mẽ hơn đối với lập trường chính trị và kinh tế của Trung Quốc, nhưng nó cũng là một đòn giáng cho ngành công nghiệp năng lượng mặt trời trị giá 28 tỷ USD tại Hoa Kỳ, nơi nhập khẩu 80% các sản phẩm pin mặt trời.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Điều kiện xuất khẩu lao động theo quy định hiện nay
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự mới 2023
- Quy định về tinh giản biên chế Quân đội như thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hạn ngạch thuế quan là gì theo quy định 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu cho thương nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hạn ngạch thuế quan, cụ thể như sau:
Muối: Thương nhân có nhu cầu sử dụng muối trong sản xuất theo xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành.
Thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng cho sản xuất thuốc lá điếu một tỷ lệ nhất định thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu do Bộ Công Thương xác nhận.
Trứng gia cầm: Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chửng nhận đăng ký doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu.
Đường tinh luyện, đường thô: Thực hiện theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công Thương sau khi thống nhất với các Bộ, ngành liên quan.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan như sau:
Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan
Hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 và Điều 6 của Luật này.
Hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối ngoài hạn ngạch do cơ quan có thẩm quyền tại Khoản 1 Điều 11 của Luật này quy định.
Tại khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
..
Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.