Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Minh Thu Trang, tôi hiện đang làm chủ một công ty mua bán hàng hóa thực phẩm. Vừa rồi tôi được một bên thứ ba nhờ tìm và thu mua các hóa đơn GTGT của các công ty khác mà tôi có quen, tôi đã bán cho người này được một số hóa đơn. Sau này tôi mới biết việc mình làm là trái quy định pháp luật và đã dừng ngay lại. Tôi lo lắng với trường hợp môi giới mua bán hóa đơn GTGT như mình thì sẽ chịu mức phạt như thế nào. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi tội môi giới mua bán hóa đơn GTGT bị xử phạt ra sao không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Tội môi giới mua bán hóa đơn GTGT bị xử phạt ra sao?” và cũng như giải đáp rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 37/2017/TT-BTC
Hóa đơn GTGT là gì?
Hóa đơn theo quy định tại Thông tư 37/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung thông tư 39/2014/TT-BTC quy định như sau: “Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.”
Giá trị gia tăng theo cách hiểu thông thường là phần chênh lệnh giữa doanh thu hay sản lượng của một doanh nghiệp và chi phí nguyên liệu và dịch vụ hay đầu vào trung gian để sản xuất ra nó.
Vậy hóa đơn giá trị gia tăng hay còn gọi với cái tên phổ biến là “Hóa đơn đỏ” thực chất là một loại chứng từ do người bán lập cụ thể là doanh nghiệp hay hộ kinh doanh dùng để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên mua, sử dụng dịch vụ. Hóa đơn giá trị gia tăng do Bộ Tài Chính ban hành và và cho phép các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức đã đăng ký kinh doanh theo quy định để sử dụng cho quá trình kinh doanh. Hóa đơn giá trị gia tăng có rất nhiều mẫu doanh nghiệp có thể tùy chọn mẫu thích hợp. Trên hóa đơn giá trị gia tăng sẽ thể hiện nhiều nội dung khác nhau nhưng mục đích chính là để ghi lại các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh cũng như quá trình quản lý của cơ quan thuế.
Hóa đơn này sẽ giao cho doanh nghiệp quản lý và tự bảo quản và có trách nhiệm thông báo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý hoặc theo tháng tùy từng trường hợp cụ thể.
Khi đó cơ quan quản lý thuế sẽ dựa vào đó để truy thu thuế giá trị gia tăng đối với giá trị của hàng hóa xuất ra của doanh nghiệp dựa theo thông tin trên hóa đơn.
Nội dung trên hóa đơn đã lập gồm những gì?
Tùy thuộc vào mỗi loại hóa đơn mà một tờ hóa đơn được coi là đúng quy định sẽ phải có hoặc không bắt buộc phải có các nội dung sau đây:
Thứ nhất, nội dung bắt buộc trên hóa đơn đã lập phải được thể hiện trên cùng một mặt giấy.
Tên loại hóa đơn.
Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn.
Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn.
Số thứ tự hóa đơn.
Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.
Tên tổ chức nhận in hóa đơn.
Hóa đơn được viết bằng tiếng Việt
Lưu ý: Mỗi mẫu hóa đơn sử dụng của một tổ chức, cá nhân phải có cùng kích thước (trừ trường hợp hóa đơn tự in trên máy tính tiền được in từ giấy cuộn không nhất thiết cố định độ dài, độ dài của hóa đơn phụ thuộc vào độ dài của danh mục hàng hóa bán ra).
Thứ hai, nội dung không bắt buộc trên hóa đơn đã lập.
Ngoài nội dung bắt buộc theo quy định trên, tổ chức kinh doanh có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo lô-gô, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo.
Các thông tin tạo thêm phải đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành, không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn.
Ngoài ra còn có một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc.
Nguyên tắc lập hóa đơn như thế nào?
Mỗi cá nhân, tổ chức sẽ lập hóa đơn giá trị gia tăng theo từng trường hợp quy định và phải đọc kỹ các nguyên tắc dưới đây để hóa đơn được đúng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn theo hướng dẫn theo quy định.
Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.
Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.
Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.
Tội môi giới mua bán hóa đơn GTGT bị xử phạt ra sao?
Đối với cá nhân
Khung hình phạt cơ bản: phạt tiền từ 000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung hình phạt tăng nặng: phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
(Căn cứ pháp lý: Khoản 1,2,3 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015)
Đối với pháp nhân
Khung hình phạt cơ bản: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 203 thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng
Khung hình phạt tăng nặng: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự 2015
Hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm
(Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015)
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tội môi giới mua bán hóa đơn GTGT bị xử phạt ra sao?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thành lập công ty uy tín,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Doanh nghiệp mới thành lập chưa phát hành hóa đơn có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không?
- Hành vi mua hóa đơn đỏ có bị phạt không?
- Chữ ký người mua hàng trên hóa đơn GTGT có bắt buộc không?
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm b, khoản 1 Điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu thuộc đối tượng được mua hóa đơn của cơ quan thuế.
Điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư trên quy định rõ về việc bán hóa đơn của cơ quan thuế như sau:
– Số lượng hóa đơn cơ quan thuế bán cho hộ kinh doanh lần đầu tối đa là 01 quyển 50 số cho mỗi loại hóa đơn;
– Đối với các lần mua sau, sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, tình hình khai kê khai nộp thuế và đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho hộ kinh doanh trong ngày với số lượng không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.
– Trường hợp hộ kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì được mua hóa đơn lẻ (01 số) theo từng lần phát sinh và không phải nộp tiền.
Như vậy, dù không thể xuất hóa đơn đỏ như doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể xuất hóa đơn do cơ quan thuế bán theo tháng.
Hiện nay, khi mua sản phẩm, hàng hóa hay đi ăn tại các nhà hàng, dù tổng hóa đơn thanh toán từ 200.000 đồng trở lên nhưng vẫn ít ai có thói quen lấy hóa đơn đỏ. Theo quy định, việc lấy hóa đơn đơn đỏ khi mua hàng sẽ giúp cho Nhà nước giám sát người bán hàng, cung cấp dịch vụ có nộp thuế đầy đủ hay không.
Đồng thời, trong thực tế, việc lấy hóa đơn đỏ cũng giúp người mua bảo đảm được một số quyền lợi như: Xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với sản phẩm, dịch vụ, từ đó có căn cứ để khiếu nại về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng như yêu cầu về các chế độ bảo hành…
Về phía người bán, theo quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP, trường hợp người bán lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua thì sẽ phạt hành chính từ 04 – 08 triệu đồng; hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
Căn cứ điểm g, khoản 4 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 176/2016/TT-BTC, mức xử phạt từ 04 – 08 triệu đồng nếu làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc đã lập nhưng khách hàng chưa nhận được…
Nhưng có một số trường hợp ngoại lệ như sau:
– Mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị phạt tiền.
– Mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì chỉ bị phạt ở mức tối thiểu là 04 triệu đồng; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo.
– Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.
– Trường hợp người bán làm mất, cháy, hỏng các liên hóa đơn đã lập sai và đã xóa bỏ (người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho các hó đơn đã lập sai và đã xóa bỏ) thì người bán bị phạt cảnh cáo.