Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Hiện nay tình hình phạm tội ngày càng diễn ra phức tạp, khó lường hơn. Pháp nhân thương mại cũng là một đối tượng đáng quan tâm. Vậy khi nào pháp nhân thương mại phạm tội bị khởi tố? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Khởi tố pháp nhân thương mại khi nào? ” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Khởi tố pháp nhân thương mại có thực sự cần thiết
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều công ước quốc tế về phòng, chống tội phạm, đòi hỏi Việt Nam phải bổ sung trách nhiệm hình sự của Pháp nhân thương mại để phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tại Việt Nam, tình hình vi phạm pháp luật của các Pháp nhân thương mại diễn ra khá phổ biến, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế – xã hội, có xu hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất, mức độ và hậu quả. Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính tuy đã được điều chỉnh tăng mức phạt cao hơn so với trước kia, nhưng cũng không đủ sức răn đe. Vì vậy, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Pháp nhân thương mại được cho là biện pháp hiệu quả đủ sức răn đe, phòng ngừa các tội phạm do Pháp nhân thương mạigây ra.
Trên thực tế, hoạt động quản lý của các doanh nghiệp không chỉ được quyết định bởi cá nhân Giám đốc hoặc người điều hành doanh nghiệp, mà trong nhiều trường hợp, các quyết định đưa ra (bao gồm cả những quyết định vi phạm) trên cơ sở bàn bạc, biểu quyết tập thể. Vì vậy, nếu chỉ buộc một số cá nhân chịu trách nhiệm hình sự trong khi việc biểu quyết theo Hội đồng và cả tập thể được hưởng lợi là thiếu công bằng.
Bên cạnh đó, việc quy định trách nhiệm hình sự của Pháp nhân thương mại còn có ý nghĩa trong việc chuyển trách nhiệm chứng minh từ cá nhân người bị thiệt hại sang trách nhiệm chứng minh của Nhà nước – chủ thể thay mặt người dân trong việc buộc pháp nhân phải bồi thường thiệt hại.
Từ những lý do trên, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định trách nhiệm hình sự của Pháp nhân thương mại là phù hợp với thực tiễn và lý luận. Tuy nhiên, việc vận dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 để xử lý Pháp nhân thương mại trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, bất cập thể hiện rõ ràng nhất là cho đến thời điểm hiện nay, trên cả nước chỉ 02 Quyết định khởi tố bị can đối với Pháp nhân thương mại phạm tội . Vấn đề này cũng đã được đưa ra thảo luận, chất vấn tại nghị trường Quốc Hội.
Khởi tố pháp nhân thương mại khi nào?
Theo quy định tại Điều 74, Điều 76 Bộ luật Hình sự năm 2015 có thể khẳng định không phải mọi pháp nhân đều trở thành tội phạm mà chỉ có Pháp nhân thương mại phạm tội mới bị xem là tội phạm. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Như vậy, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân tại Việt Nam là pháp nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Pháp nhân thương mại chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện:
(i) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh Pháp nhân thương mại;
(ii) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của Pháp nhân thương mại;
(iii) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của Pháp nhân thương mại;
(iv) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, Pháp nhân thương mại chỉ chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh và vì lợi ích của Pháp nhân thương mại, dưới sự điều hành, chấp thuận của chính Pháp nhân thương mại đó.
Pháp nhân thương mại chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi có hành vi phạm tội cấu thành một trong 33 tội danh được quy định cụ thể tại Điều 76 Bộ luật Hình sự năm 2015. Các loại tội phạm này có thể chia làm 3 nhóm:
(i) nhóm các tội phạm trong lĩnh vực kinh tế như tội ‘Buôn lậu’; ‘Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới’; ‘Sản xuất, buôn bán hàng cấm’; ‘Trốn thuế’; ‘Đầu cơ’; ‘Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp‘; …
(ii) nhóm các tội phạm trong lĩnh vực môi trường như tội ‘Gây ô nhiễm môi trường’; ‘Vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường’; ‘Đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam’;
(iii) nhóm các tội phạm trong lĩnh vực an toàn công cộng như tội ‘Tài trợ khủng bố’; ‘Rửa tiền’.
Quy định của Bộ luật hình sự về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại
Một trong những quan điểm chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2015 là đổi mới nhận thức về chính sách hình sự mà trọng tâm là đổi mới quan niệm về tội phạm và hình phạt, về cơ sở của trách nhiệm hình sự, về chính sách xử lý đối với một số loại tội phạm và loại chủ thể phạm tội. Quan điểm này đã được quán triệt và thể hiện rõ nét nhất ở việc Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 đã quyết định bổ sung vào Bộ luật hình sự chế định trách nhiệm hình sự năm 2015 của pháp nhân thương mại. Đây là điểm đổi mới nổi bật, mang tính đột phá trong chính sách hình sự nước ta. Việc bổ sung chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn nhằm góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc xử lý các vi phạm pháp luật của pháp nhân thương mại trong thời gian qua, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế và môi trường, đồng thời, tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại do các vi phạm của pháp nhân thương mại gây ra.
Các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được thể hiện tập trung tại Chương XI Bộ luật hình sự năm 2015, gồm 16 điều (từ Điều 74 đến Điều 89) và trong một số điều khoản của Bộ luật hình sự (ví dụ các điều 2, 3, 8, 33, 46).
Trước hết, Điều 2 Bộ luật hình sự năm 2015 về cơ sở của trách nhiệm hình sự khẳng định chỉ pháp nhân thương mại mới phải chịu trách nhiệm hình sự và cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về 31 tội danh được liệt kê cụ thể tại Điều 76 của Bộ luật hình sự. Tiếp đến Điều 75 của Bộ luật hình sự quy định rõ các điều kiện để một pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, bao gồm: (1) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân; (2) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân; (3) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân; (4) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hệ thống chế tài áp dụng đối với pháp nhân được quy định tại Điều 33 và Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 2015 bao gồm 03 hình phạt chính, 03 hình phạt bổ sung và 05 biện pháp tư pháp, cụ thể: (1) Các hình phạt chính gồm: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; (2) Các hình phạt bổ sung gồm: cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính; (3) Các biện pháp tư pháp gồm: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 2015 còn có một số quy định liên quan đến vấn đề quyết định hình phạt, miễn hình phạt, xóa án tích đối với pháp nhân.
Thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với pháp nhân
Để bảo đảm cho quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại được thực thi trên thực tế, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được bổ sung một chương mới (Chương XXIX) với 16 điều quy định các vấn đề về thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân.
Theo quy định tại Điều 432 và Điều 433 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì về cơ bản, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cũng như căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với pháp nhân không có gì khác biệt so với quy định chung. Điều đó có nghĩa là, vẫn áp dụng các quy định tại các điều 143, 153, 154, 156, 179 và 180 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 để xử lý vụ án.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật thương mại tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Khởi tố pháp nhân thương mại“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về max số thuế cá nhân Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Hướng dẫn kê khai chế độ thai sản cho chồng
- Đi nghĩa vụ có được đeo khuyên tai không
- Lỗi đội mũ bảo hiểm không cài quai
- Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Câu hỏi thường gặp
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Cơ quan có thẩm quyền được quyền ra quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân chỉ khi đã có dù căn cứ xác định là pháp nhân đã thực hiện hành vi là tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Trong quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân, cơ quan có thẩm quyền phải nêu rõ thông tin của người có thẩm quyền ra quyết định khởi tố và các thông tin liên quan đến vụ án hình sự mà chủ thể phạm tội là pháp nhân.
Theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền khởi tố bị can là pháp nhân cũng có thể được coi giống như thẩm quyền khởi tố bị can là cá nhân và đều thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra.
Nếu pháp nhân bị khởi tố về nhiều tội phạm khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự đã áp dụng.