Thưa Luật sư X. Tôi là Thúy Loan, hiện đang là một người hành nghề tự do tại TP. Vũng Tàu. Sắp tới đây, tôi có dự tính kinh doanh nhiều sản phẩm nhập khẩu từ bên nước ngoài (hàng xách tay Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,..) để kiếm thêm thu nhập cá nhân. Cá nhân tôi có tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này thì thu thập được một số thông tin, trong đó việc có Giấy xác nhận nguồn gốc hàng hóa là không thể thiếu. Tuy nhiên, mẫu giấy xác nhận nguồn gốc hàng hóa C/O quá nhiều loại, tôi không hiểu và cũng không rõ C/O mẫu A, mẫu AJ, mẫu AK, mẫu B, mẫu S,… dùng cho trường hợp nào? Luật sư có thể cung cấp cho tôi thông tin về các loại mẫu Giấy C/O phổ biến được không? Rất mong được Luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi và tin tưởng vào dịch vụ tư vấn của Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Các loại mẫu Giấy xác nhận nguồn gốc hàng hóa C/O phổ biến. Luật sư X xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 98/2020/NĐ-CP
- Nghị định 31/2018/NĐ-CP
Nguồn gốc (xuất xứ) hàng hóa là gì?
Xuất xứ hàng hoá là xuất xứ của một sản phẩm hàng hoá. Theo Phụ lục chuyên đề K của Công ước quốc tế về hài hoà và đơn giản hóa thủ tục hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi và bổ sung), xuất xứ hàng hóa “là nước tại đó hàng hoá được chế biến hoặc sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn được áp dụng trong biểu thuế hải quan, giới hạn về số lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương mại”.
Căn cứ Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam, xuất xứ hàng hoá “Là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hoá đó”.
Còn theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, xuất xứ hàng hóa được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 như sau: “là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”.
Giấy xác nhận nguồn gốc hàng hóa C/O là gì?
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O là một loại chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu, nó thể hiện nguồn gốc, xác nhận quốc gia, nơi mà sản phẩm được nhập khẩu hoặc nơi xuất xứ một phần hoặc tất cả các bộ phận hay nguyên vật liệu được sử dụng vào quy trình hoàn thành sản phẩm.
Phòng thương mại và lãnh sự quán của quốc gia là nơi nhận trách nhiệm phát hành C/O. Giấy chứng nhận xuất xứ thường có hình thức và tiêu chuẩn chung, có mẫu sẵn tại lãnh sự quán.Trừ một số trường hợp ngoại lệ, một số quốc gia có yêu cầu riêng về hình thức C/O cho nước mình.
Thuật ngữ trong tiếng anh là Certificate of Origin, thường được viết tắt là C/O
Đối với chủ hàng nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài chục % dẫn đến số tiền thuế giảm được có thể khá lớn. Cũng vì vậy mà hải quan soi rất kỹ khi làm thủ tục với những lô hàng có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O, tờ khai sẽ phân luồng vàng hoặc đỏ.
Đối với nhà xuất khẩu, sẽ không được hưởng gì từ C/O, nhiều khi còn gây thêm nhiều thủ tục rắc rối.
Các loại mẫu giấy xác nhận nguồn gốc hàng hóa C/O phổ biến
Có những loại phổ biến sau:
- C/O mẫu A (Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
- CO form B (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
- C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN)
- C/O mẫu E (ASEAN – Trung Quốc). Tham khảo chi tiết về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O form E.
- C/O form EAV (Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu)
- C/O mẫu AK (ASEAN – Hàn Quốc), mẫu KV (Việt Nam – Hàn Quốc)
- C/O mẫu AJ (ASEAN – Nhật Bản)
- C/O mẫu VJ (Việt nam – Nhật Bản)
- C/O mẫu AI (ASEAN – Ấn Độ)
- C/O mẫu AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand)
- C/O mẫu VC (Việt Nam – Chile)
- C/O mẫu S (Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia)
Đặc điểm của giấy xác nhận nguồn gốc hàng hóa C/O
Giấy chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa có một số đặc điểm chính như sau:
– Thứ nhất, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp với mục đích xác thực về nguồn gốc của hàng hóa
Đây là đặc điểm nổi bật nhất khi nước xuất khẩu cấp C/O cho hàng hóa xuất đi. Dựa vào giấy chứng nhận được cấp, người nhập khẩu và cơ quan có thẩm quyền có thể biết được hàng hóa đó có nguồn gốc xuất xứ như thế nào? Có phải hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng không? Căn cứ vào đó, mọi người có thể hạn chế hiệu quả các rủi ro khi nhập khẩu hàng hóa như không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả,…
– Thứ hai, C/O chỉ được cấp cho hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Đúng với tên gọi của giấy chứng nhận. C/O chỉ được cấp cho các mặt hàng có xuất xứ rõ ràng. Theo đó, chỉ những hàng hóa chứng minh được nguồn gốc và đảm bảo có xuất xứ rõ ràng thì mới được cấp C/O theo quy định.
Cụ thể, C/O được cấp cho hàng hóa tham gia vào quá trình lưu thông quốc tế. Và đã được xác định xuất khẩu tới nước nhập khẩu. Hoặc hàng hóa đã có thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, quy cách đóng gói, số lượng, trị giá, nơi xếp – dỡ hàng, phương tiện vận tải.
Chức năng của giấy xác nhận nguồn gốc hàng hóa C/O là gì?
Chức năng của giấy xác nhận xuất xứ hàng hóa:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai bên cùng tham gia : Nhập khẩu và xuất khẩu (có thể hiểu nôm ra là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nguồn gốc rõ ràng).
Giấy chứng nhận xuất xứ có chức năng giảm thuế nhập khẩu về mức thuế ưu đãi đặc biệt (tức là mức thuế nhập khẩu đã giảm ) thường thì có C/0 được giảm thuế nhưng một số trường hợp tôi thấy có C/O form thuế lại tăng như mặt hàng Xi Gà điếu nhập khẩu từ MeXiCo.
Vai trò của xác nhận nguồn gốc hàng hóa C/O với các bên liên quan
Với nhà nhập khẩu: giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hợp lệ như một vé discount hạng vip giúp nhà nhập khẩu giam được đáng kể tiền thuế nhập khẩu phải trả, nên thường việc kiêm tra C/0 được cán bộ hải quan làm việc rât nghiệm ngặt hoàn toàn có thể bị bác C/0 nếu sai quy định. Phần chênh lệch có thể vài % đến vài chục % giảm được số tiền thuế có thể là khá lớn.
Với nhà xuất khẩu: thì vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cũng không to tát, vì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng hỗ trợ người mua được hưởng ưu đãi thuế để có thể tiếp tục mua được hàng của mình.
Với cơ quan quản lý nhà nước: giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, .…nhằm quản lý chung về chính sách thuế quan.
Nội dung cơ bản của giấy xác nhận nguồn gốc hàng hóa C/O
Tuỳ theo quy định của từng nước khác nhau, từng Hệ thống quy chế khác nhau mà C/O yêu cầu phải được khai báo khác nhau. Về cơ bản C/O phải đảm bảo các nội dung sau phải được khai báo:
- Địa chỉ giao dịch và nước của đơn vị xuất khẩu hay người gửi hàng bao gồm tên giao dịch, số nhà, đường phố, tên nước;
- Địa chỉ giao dịch và nước của đơn vị nhập khẩu hay người nhận hàng cũng bao gồm nội dung trên;
- Tên phương tiện vận tải sử dụng để vận chuyển hàng hoá, thời gian giao hàng và tên cảng bốc, dỡ hàng;
- Tên hàng, mô tả hàng hoá theo tên thương mại thường dùng;
- Số lượng, trọng lượng tịnh hoặc trọng lượng cả bì;
- Ký mã hiệu phải ghi đầy đủ;
- Lời khai của chủ hàng về tính xuất xứ của hàng hóa (nguồn gốc hoặc nơi khai thác hàng);
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật thương mại Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Các loại mẫu giấy xác nhận nguồn gốc hàng hóa C/O phổ biến” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề tra cứu thông tin quy hoạch cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Xử phạt mỹ phẩm không rõ nguồn gốc như thế nào năm 2023?
- Tranh chấp đất không rõ nguồn gốc xử lý như thế nào năm 2023
- Mua hàng thanh lý không rõ nguồn gốc bị xử phạt không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 24 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa như sau:
Để xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo các hình thức sau:
a) Gửi văn bản yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp thêm thông tin.
b) Gửi văn bản yêu cầu nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp thêm thông tin.
c) Gửi văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu cung cấp thêm thông tin.
d) Kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu để quan sát cơ sở sản xuất và quy trình sản xuất hàng hóa và kiểm tra chứng từ liên quan đến xuất xứ hàng hóa bao gồm các chứng từ kế toán. Việc kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất chỉ được thực hiện sau khi tiến hành xác minh theo quy định tại điểm c khoản này.
d) Hình thức khác theo thỏa thuận giữa các nước thành viên.
– Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
– Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh;
– Tờ khai hải quan đã hoàn thành Thủ tục hải quan. Trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo Tờ khai hải quan sẽ không phải nộp Tờ khai hải quan;
– Hoá đơn thương mại;
– Vận tải đơn hoặc Chứng từ vận tải tương đương trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn.
Cơ quan cấp Giấy xác nhận nguồn gốc hàng hoá : Bộ Thương Mại, hoặc Bộ Thương Mại có thể ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp VN và các tổ chức thực hiện việc cấp C/O thực hiện. Trên thực tế, hiện nay Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) đang thực hiện việc cấp C/O cho các doanh nghiệp.