Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Dương Tuấn Khải, hiện tôi đang chuẩn bị kí hợp đồng mua bán nhà đất ở Hà Nam. Tuy nhiên do một số điều kiện khách quan mà tôi không thể đi công chứng bản hợp đồng này cũng như không nhờ được ai công chứng giúp cho. Chính vì vậy mà tôi dự định sẽ công chứng tại nhà, tuy nhiên tôi không rõ lắm quy định pháp luật hiện hành về việc công chứng tại nhà ra sao. Khi công chứng tại nhà như trường hợp của tôi cần lưu ý những điểm gì nhiều. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi công chứng tại nhà Hà Nam như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Công chứng tại nhà Hà Nam như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Công chứng là gì?
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Công chứng là chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết và các giấy tờ từ bản gốc được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:
+ Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch);
+ Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch).
Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Các trường hợp nào được phép công chứng tại nhà?
Căn cứ theo Điều 44 Luật Công chứng 2014 nêu rõ, việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Điều 44. Địa điểm công chứng
1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
– Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được;
– Người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;
– Có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy, có 3 trường hợp được công chứng ngoài trụ sở, việc này giúp giảm bớt thời gian đi lại cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu của người yêu cầu công chứng.
Người yêu cầu công chứng phải ghi rõ: Lý do, địa điểm, thời gian yêu cầu công chứng vào Phiếu yêu cầu công chứng.
Công chứng tại nhà Hà Nam như thế nào?
Thủ tục công chứng tại nhà gồm một số bước sau đây:
Bước 1: Liên hệ với phòng công chứng và chuyển giấy tờ cần công chứng thông qua phương tiện điện tử.
Bước 2: Công chứng viên trực tiếp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người có yêu cầu công chứng. Việc kiểm tra bao gồm cả kiểm tra hồ sơ có thuộc các trường hợp được phép công chứng theo quy định của pháp luật hay không dựa theo thông tin, số liệu được lưu trữ tại Phòng Công chứng. Nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ, hợp lệ: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ không đủ: Công chứng viên giải thích rõ lý do từ chối tiếp nhận hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ thiếu : Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung. Phiếu phải ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung, ngày tháng năm hướng dẫn và họ tên của Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ).
Bước 3: Công chứng viên sẽ đến tận nơi để thực hiện công chứng cho người yêu cầu công chứng tại nhà.
Bước 4: Các bên tham gia giao dịch có tên ghi trong hợp đồng ký tên vào sổ lưu, nhận hồ sơ và đóng phí công chứng.
Cần lưu ý những gì khi công chứng tại nhà Hà Nam?
Khi thuộc vào các trường hợp được phép công chứng tại nhà thì người yêu cầu công chứng và người thực hiện công chứng cần chú ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, Việc công chứng tại nhà phải được công chứng viên chứng kiến việc ký văn bản
Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên (Điều 48 Luật Công chứng 2014)
Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch; trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Quy định là vậy nhưng thực tế cho thấy, khi công chứng tại nhà, không hiếm trường hợp công chứng viên không phải là người chứng kiến việc ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng, thường là thư ký công chứng viên – người mang hồ sơ cho khách ký và chứng kiến việc ký, điểm chỉ này.
Đối với công chứng viên không chứng kiến việc người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch bị xử phạt hành chính theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng mà không được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Công chứng khi thiếu chữ ký của công chứng viên; chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu công chứng vào từng trang của hợp đồng, giao dịch;
c) Công chứng khi không kiểm tra, đối chiếu bản chính giấy tờ trong hồ sơ công chứng theo quy định trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch;
d) Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng theo quy định, thù lao công chứng đã xác định và chi phí khác đã thoả thuận;
đ) Không chứng kiến việc người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
Thứ hai, Người yêu cầu công chứng cung cấp các giấy tờ liên quan đến nội dung công chứng
Cung cấp hồ sơ và các giấy tờ có liên quan tới yêu cầu công chứng của người yêu cầu công chứng Ví dụ:
– CMND, hộ khẩu;
– Giấy chứng nhận sở hữu tài sản: sổ đỏ, đăng ký xe, sổ tiết kiệm; …
– Các giấy tờ khác có liên quan: giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, bản án ly hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, …
Trong quá trình công chứng không bắt buộc phải điểm chỉ: Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải. Nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái. Trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác, ghi rõ việc điểm chỉ bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau:
– Công chứng di chúc;
– Người yêu cầu công chứng đề nghị;
– Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Do đó, việc điểm chỉ là không bắt buộc, song đa phần các công chứng viên đều đề nghị người yêu cầu công chứng thực hiện đồng thời việc ký và điểm chỉ vào văn bản công chứng.
Điều kiện công chứng tại nhà gồm những gì?
Khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng năm 2014 quy định về địa điểm công chứng thì việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của văn phòng công chứng trong ba trường hợp sau:
Người yêu cầu công chứng già yếu hoặc không thể đi lại được.
Người yêu cầu công chứng đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang thi hành án phạt tù.
Có lý do chính đáng mà không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng được.
Như vậy chỉ có những trường hợp trên mới được thực hiện việc công chứng tại nhà. Trong trường hợp này, người yêu cầu công chứng cần phải ghi rõ lý do, địa điểm và thời gian yêu cầu công chứng vào Phiếu yêu cầu công chứng.
Cơ quan nào có thẩm quyền công chứng chứng thực giấy tờ?
Theo Luật Công chứng, việc công chứng hợp đồng, giao dịch hoặc bản dịch chỉ được thực hiện tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
Còn đối với công chứng giấy tờ hay chính xác là chứng thực giấy tờ, người có nhu cầu có thể đến một trong các cơ quan sau:
Phòng Tư pháp huyện: Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. Trong trường hợp này, người ký chứng thực là Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Ủy ban nhân dân cấp xã: Chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận. Người ký trong trường hợp này là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã.
Cơ quan đại diện: Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. Người ký là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự.
Phòng/Văn phòng công chứng: Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. Việc ký do Công chứng viên tại tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.
Phí công chứng tại nhà hết bao nhiêu?
Phí công chứng tại nhà sẽ được tính dựa theo quy định chung theo biểu phí của Luật công chứng. Căn cứ Điều 66 Luật công chứng 2014 quy định:
“Điều 66. Phí công chứng
1. Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.
Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.
2. Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Người yêu cầu công chứng có thể phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức, văn phòng hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. Mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương được quy định bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tổ chức, văn phòng hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức, văn phòng hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó. Mức chi phí này tự thỏa thuận. Tổ chức hành nghề công chứng không được thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏa thuận.
Tại sao nên sử dụng dịch vụ công chứng tại nhà ở Hà Nam của Luật sư X
Đến dịch vụ của Luật sư X bạn sẽ được phục vụ những tiện ích như:
Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Nếu thuộc trong các trường hợp không thể đến văn phòng công chứng. Lựa chọn sử dụng dịch vụ của Luật sư X là lựa chọn đúng đắn nhất; quý khách hàng sẽ được tư vấn tận tình; chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết đến cho chúng tôi. Trong thời gian nhanh nhất Luật sư X sẽ công chứng giấy tờ đầy đủ và chính xác; bàn giao đến tận tay khách hàng
Đúng thời hạn: Chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Công chứng tại nhà Hà Nam như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ phí dịch vụ công chứng tại nhà,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Công chứng tại nhà Hà Giang
- Thủ tục hủy hợp đồng tặng cho nhà đã công chứng
- Dịch vụ công chứng tại nhà Gia Lai nhanh chóng, uy tín năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Công chứng là một hoạt động do công chứng viên thực hiện theo quy định của pháp luật.
Người yêu cầu công chứng có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc là cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu thực hiện công chứng các hợp đồng, các giao dịch hoặc các bản dịch.
Nội dung của việc công chứng là để xác định tính hợp pháp của các hợp đồng, của các giao dịch dân sự. Xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp và không trái với đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, của các văn bản.
Có hai loại giao dịch được công chứng hiện nay là các loại hợp đồng giao dịch bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định của pháp luật và những hợp đồng giao dịch do tổ chức, do cá nhân tự nguyện yêu cầu việc công chứng.
– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Điều 43 Luật Công chứng 2014 quy định về thời hạn công chứng như sau:
– Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng.
Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng.
– Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.