Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Em là sinh viên luật năm 1. Sắp tới em tham gia một chương trình bàn luận liên quan đến cưỡng bức trong Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên em chưa được học về các loại tội liên quan đến cưỡng bức. Cho nên em muốn hỏi trong Bộ luật Hình sự có loại cưỡng bức nào? Và được pháp luật quy định như thế nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Các loại cưỡng bức trong luật hình sự ” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Các loại cưỡng bức trong luật hình sự
Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy
Theo quy định tại Điều 257 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
1.Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 13 tuổi.
4.Phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.
5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Tội cưỡng bức lao động
Theo Điều 297 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
1.Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội chứa mại dâm
Theo Điều 327 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
Điều 327. Tội chứa mại dâm
1. Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Cưỡng bức mại dâm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chứa mại dâm 04 người trở lên;
đ) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm từ 11% đến 45%;
g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm 46% trở lên.
4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Đối với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát.
5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cưỡng bức lao động
Căn cứ vào Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cưỡng bức lao động như sau:
Điều 27: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1.Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3.Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội cưỡng bức lao động là:
-05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
-10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
-15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng.
Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội vì bị người khác cưỡng bức
Cưỡng bức là dùng sức mạnh bắt phải làm; còn đe dọa là dọa nạt, làm cho sợ. Cưỡng bức và đe dọa khác nhau về mức độ, nhưng đều là người khác sợ hãi mà phải phạm tội. Khoa học luật hình sự coi trường hợp đe dọa là cưỡng bức về mặt tinh thần. Vì vậy, đe dọa thực chất là một trường hợp của cưỡng bức, nhưng mức độ làm cho người khác sợ hãi ít hơn trường hợp bị cưỡng bức về vật chất ( cưỡng bức về thân thể )
– Cưỡng bức về thân thể là trường hợp một người bị bạo lực vật chất tác động ( bị trói, bị giam giữ, bị bịt miệng) khiến họ không hành động được theo ý muốn của mình mặc dù họ biết nếu làm như vậy sẽ gây thiệt hại đến người khác, người bị cưỡng bức về thân thể không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không có lỗi. Người có hành vi cưỡng bức sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm hình sự về tội phạm mà người bị cưỡng bức gây ra. Ví du một người mẹ không cho con bú để đứa con mới đẻ bị chết chỉ vì người mẹ này bị giam giữ không được tiếp xúc với con mình.
– Cưỡng bức về tinh thần là trường hợp một người bị đe dọa uy hiếp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc những lợi ích khác. Người bị cưỡng bức vì sợ bị thiệt hại nên đã hành động hoặc không hành động gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nếu người bị cưỡng bức hoàn toàn bị tê liệt về ý chí, không còn cách nào khác, buộc phải hành động theo ý muốn của kẻ cưỡng bức thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ một tên tội phạm dùng súng uy hiếp một người mẹ phải bóp cổ cho đứa con chết để tránh sự truy tìm của nhà chức trách. Nếu sự cưỡng bức chưa tới mức làm cho người bị cưỡng bức tê liệt ý chí thì người bị cưỡng bức phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng được coi là phạm tội vì do người khác đe dọa, cưỡng bức.
– Trong trường hợp người bị cưỡng bức, theo pháp luật có nghĩa vụ phải bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân thì sự cưỡng bức về tinh thần ở mức độ nào cũng không loại trừ trách nhiệm hình sự và hành vi phạm tội của họ cũng không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
– Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của thủ đoạn đe dọa, cưỡng bức; thái độ của người bị đe dọa, bị cưỡng bức.
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến luật sư bào chữa cho người bị khởi tố hình sự Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Vấn đề “Các loại cưỡng bức trong luật hình sự” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra
- Thẩm quyền điều tra tội phạm công nghệ cao
- Xác nhận nhà đất duy nhất
- Tài sản tranh chấp thì không được kê biên để thi hành án
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Tùy theo khung hình phạt được áp dụng mà người phạm tội sẽ được xếp vào các loại tội phạm khác nhau. Do mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng với người phạm tội cưỡng bức lao động là 12 năm. Nên tùy vào tính chất và mức độ của người phạm tội này thì sẽ được xếp vào các loại tội phạm sau đây:
– Tội phạm ít nghiêm trọng
– Tội phạm nghiêm trọng;
– Tội phạm rất nghiêm trọng ;
Chủ thể thực hiện hành vi cưỡng bức lao động là những người sử dụng lao động hoặc những người được giao nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát chứ không chỉ mỗi người sử dụng lao động. Và pháp luật của nước ta đã không quy định giới hạn đến chủ thể thực hiện hành vi bóc lột chỉ là người sử dụng lao động mà còn là những đối tương được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát, kiểm tra hoặc giữa những người lao động với nhau.
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân, doanh nghiệp cưỡng bức lao động có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định mới nhất tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP, hành vi cưỡng bức lao động bị xử phạt hành chính Phạt tiền từ 50 – 180 triệu đồng tùy vào từng trường hợp.