Công văn giải trình thuế về việc không phát sinh doanh thu là một trong những mẫu công văn được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật công văn giải trình thuế về việc không phát sinh doanh thu là gì? Mẫu công văn giải trình thuế về việc không phát sinh doanh thu như thế nào? Công ty không phát sinh doanh thu có cần kê khai thuế không? Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì mời bạn cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Công văn là gì? Có những loại Công văn nào?
Công văn là loại văn bản hành chính được dùng phổ biến trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp. Vai trò của Công văn được dùng để làm phương tiện trao đổi thông tin với cấp trên, cấp dưới và công dân. Đồng thời còn được dùng để thực hiện hoạt đông thông tin và giao dịch trong phạm vi thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức.
Ngoài ra, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp cũng phải soạn thảo và sử dụng Công văn trong hoạt động hàng ngày để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.
Công văn hiện nay có nhiều loại, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó phổ biến là các loại Công văn sau:
– Công văn hướng dẫn: Là Công văn có nội dung hướng dẫn thực hiện một vấn đề nào đó còn chưa rõ ràng hoặc hướng dẫn về nội dung chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, văn bản nội bộ.
– Công văn chỉ đạo: Là loại Công văn do cấp trên ban hành nhằm thông tin cho cơ quan, bộ phận cấp dưới về các công việc cần triển khai, thực hiện.
– Công văn đôn đốc, nhắc nhở: Là loại Công văn do cấp trên ban hành nhằm nhắc nhở, chấn chỉnh cấp dưới thực hiện các hoạt động, công việc đã được yêu cầu thực hiện trước đó.
– Công văn đề nghị, yêu cầu: Là Công văn của cơ quan, bộ phận cấp dưới gửi tới cấp trên hoặc cơ quan, bộ phận ngang cấp nhằm đề nghị, yêu cầu cung cấp thông tin, giải quyết công việc có liên quan.
– Công văn phúc đáp: Là loại Công văn trả lời về những vấn đề mà cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp khác yêu cầu thuộc thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
– Công văn xin ý kiến: Là Công văn của cấp dưới gửi cho cấp trên yêu cầu hướng dẫn hoặc cho ý kiến chỉ đạo thực hiện một hoặc một số công việc nhất định.
– Công văn giải thích: Là loại Công văn dùng để cụ thể hóa nội dung của các văn bản khác về việc thực hiện một công việc nào đó mà cá nhân, tổ chức chưa hiểu chưa rõ.
– Công văn giải trình: Là Công văn của các doanh nghiệp được sử dụng để trình bày, giải thích về một vấn đề nào đó khi có yêu cầu.
Công văn giải trình thuế về việc không phát sinh doanh thu là gì?
Công văn giải trình thuế về việc không phát sinh doanh thu là văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình với cơ quan thuế trình bày về việc trong một thời gian nào đó, đơn vị không có doanh thu dương theo số liệu của sổ sách, chứng từ kế toán.
Mẫu công văn giải trình thuế về việc không phát sinh doanh thu
Cách soạn thảo công văn giải trình thuế về việc không phát sinh doanh thu
Soạn thảo công văn giải trình thuế về việc không phát sinh doanh thu hay công văn nói chung đều cần nắm rõ các yêu cầu về cả nội dung và hình thức khi soạn thảo như sau:
Yêu cầu khi soạn thảo Công văn
Khi soạn thảo Công văn, cần lưu ý về các yêu cầu chung dưới đây:
– Câu chữ ngắn gọn, súc tích, bám sát vấn đề chính.
– Văn phong nghiêm túc, lịch sự, có tính thuyết phục cao
– Mỗi Công văn chứa một chủ đề duy nhất, rõ ràng..
– Tuân thủ đúng thể thức theo quy định của pháp luật.
Hình thức của Công văn
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, thể thức của Công văn cần có các thành phần sau:
– Quốc hiệu, Tiêu ngữ;
– Tên cơ quan, tổ chức ban hành Công văn;
– Số, ký hiệu Công văn;
– Địa danh, thời gian ban hành Công văn;
– Tên loại, trích yếu nội dung Công văn;
– Nội dung Công văn;
– Chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền;
– Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức;
– Nơi nhận.
Lưu ý:
– Ký hiệu Công văn bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh ban hành và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo/lĩnh vực được giải quyết.
– Trích yếu nội dung của Công văn trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12 – 13, kiểu chữ đứng; đặt canh giữa dưới số và ký hiệu Công văn, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản.
– Nơi nhận Công văn:
+ Gồm từ “Kính gửi”, sau đó là tên cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc;
+ Phần “Nơi nhận” phía dưới là từ “Như trên”, tiếp sau đó là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác được nhận văn bản.
Công ty không phát sinh doanh thu có cần kê khai thuế thu nhập cá nhân không?
Nếu trong kỳ doanh nghiệp trả thu nhập cho người lao động có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì doanh nghiệp phải kê khai thuế và nộp tờ khai thuế TNCN theo tháng và quý
Nếu doanh nghiệp trả thu nhập cho người lao động nhưng không phát sinh khấu trừ thuế hoặc chưa có lao động thì doanh nghiệp không phải kê khai thuế TNCN
Nếu doanh nghiệp có phát sinh trả thu nhập cho người lao động trong năm thì doanh nghiệp phải nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN lập trình trong excel.
Nếu doanh nghiệp không phát sinh trả thu nhập cho người lao động thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.
– Theo quy định tại điều 8, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP:
Điều 8. Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế
1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm:
a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý.
Như vậy: Theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì tờ khai thuế TNCN là tờ khai phải nộp theo tháng/quý (điểm mới so với thông tư 156/2013/TT-BTC trước đó).
– Theo quy định tại điều 19, thông tư số 151/2014/TT-BTC (sửa đổi thông tư số 156/2013/TT-BTC):
a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy:
– Nếu doanh nghiệp có phát sinh trả thu nhập (nghĩa là có phát sinh tiền lương, tiền công) thì phải lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (kể cả không phát sinh số thuế phải nộp)
– Nếu doanh nghiệp không phát sinh trả thu nhập (nghĩa là không phát sinh tiền lương, tiền công) thì không phải lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Mời các bạn xem thêm bài viết:
- Bán căn nhà duy nhất có phải nộp thuế không?
- Quyết toán thuế TNCN cho người nghỉ hưu trong năm như thế nào?
- Mẫu giấy ủy quyền đăng ký mã số thuế TNCN 2022
- Trợ cấp ốm đau có chịu thuế TNCN không?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề quyết toán thuế đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu công văn giải trình thuế về việc không phát sinh doanh thu” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn soạn thảo tờ đăng ký lại khai sinh… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Công văn giải trình của các doanh nghiệp được sử dụng để trình bày, giải thích về một vấn đề nào đó khi có yêu cầu.
Một số Công văn giải trình thường dùng trong doanh nghiệp như: Công văn giải trình với khách hàng, Công văn giải trình về chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội, tiến độ dự án đầu tư; Công văn giải trình với cơ quan thuế,…
Thông thường doanh nghiệp sẽ phải nộp các loại thuế sau:
– Thuế môn bài (Lệ phí môn bài)
– Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)
– Thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Thuế thu nhập cá nhân.
Nơi nộp thuế hay địa điểm nộp thuế được quy định tại Điều 56 Luật Quản lý thuế theo đó, người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây:
a) Tại Kho bạc Nhà nước;
b) Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
c) Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;
d) Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.