Hàng hoá là một sản phẩm của lao động con người, hàng hoá hiện nay được giao dịch phổ biến trên thị trường với mục đích nhằm nhu cầu mua sắm, trao đổi hàng hoá hay nhu cầu khác của con người… Tuy nhiên, thời gian gần đây ở nước ta diễn ra rất nhiều vụ buôn bán hàng lậu gây thiệt hại lớn đối với nhà nước và cuộc sống xã hội, đặc biệt có những vụ án mức vi phạm lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Vậy quy định xử lý đối với hàng hóa nhập lậu hiện nay như thế nào? Trường hợp nào hàng hóa nhập khẩu sẽ bị coi là hàng hóa nhập lậu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hàng hoá nhập lậu là hàng hoá gì?
Hàng hóa nhập lậu bao gồm:
a) Hàng hóa cấm nhập khẩu; hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu. Nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật; hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Trường hợp nào hàng hoá nhập khẩu bị coi là hàng lậu?
Hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển; đang bày bán; để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết mà cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp trong thời hạn quy định.
Cụ thể:
– Đối với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho,…
– Hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất; kinh doanh hàng hóa nhập khẩu đang bày bán; để tại kho bến, bãi thuộc quyền sử dụng. Hoặc sở hữu của cơ sở đó thì việc xuất trình hóa đơn, chứng từ thực hiện như sau:
+ Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình bản sao hóa đơn, chứng từ có đóng dấu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu để có căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu là hợp pháp;
+ Trong thời hạn 24 giờ liên tục, kể từ thời điểm kiểm tra, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ bản chính chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định.
+ Tại thời điểm kiểm tra. Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ để có căn cứ xác định tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu thì cơ quan kiểm tra hàng hóa tiến hành tạm giữ hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật để xác minh tính hợp pháp của hàng hóa.
– Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Nhưng cơ quan kiểm tra có căn cứ xác định nguồn gốc của hàng hóa nhập khẩu không hợp pháp
Hóa đơn không hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn được quy định, theo đó:
– Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp;
– Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn;
Các chứng từ theo quy định pháp luật bao gồm:
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thu mua gom trực tiếp vận chuyển hàng hóa vào nội địa để tiêu thụ phải có: Bản chính Bảng kê hàng hóa mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới có xác nhận của cơ quan Hải quan; hoặc Bộ đội Biên phòng (nơi không có các lực lượng Hải quan, Kiểm dịch);
– Trường hợp cơ sở thu mua gom bán hàng cho cơ sở sản xuất, kinh doanh khác để vận chuyển vào nội địa
Cơ sở thu mua gom xuất hóa đơn bán hàng theo quy định; chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hóa. Cơ sở thu mua gom phải lưu giữ: Bản chính Bảng kê hàng hóa mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới có xác nhận của cơ quan Hải quan; hoặc Bộ đội Biên phòng; Bản chính biên lai thu thuế hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu vượt định mức miễn thuế.
Quy định xử lý đối với hàng hóa nhập lậu như thế nào?
Trong trường hợp vệc xử lý đối với hàng hóa nhập lậu chưa đến mức xử lý hình sự áp dụng thì xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 15. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
[…]
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên. (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu biên bản hủy hàng hóa hỏng
- Danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu
- Giấy phép vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định xử lý đối với hàng hóa nhập lậu năm 2023 như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục dồn điền đổi thửa đất… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách không để các đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền một cách hợp lý giữa các cơ quan, bộ ngành, không để chồng chéo trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ; quy định rõ quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan và địa phương, cá nhân có liên quan trong việc phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Các tổ chức, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm.
Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định:
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật liên quan.