Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Văn Bách, từ nhỏ tôi đã mơ ước được đứng trong hàng ngũ quân đội nhân dân Việt Nam. Tôi thường hay thử mặc quân phục của ba tôi bởi trước ông làm bộ đội nay đã nghỉ hưu. Quân phục của bố tôi có vài phù hiệu nhưng ông đã tháo ra, từ đây tôi băn khoăn không biết những phù hiệu này sẽ đeo ở đâu cho đúng. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam được đeo ở đâu không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam được đeo ở đâu?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Quốc phòng 2018
- Nghị định 82/2016/NĐ-CP
Quân đội nhân dân là gì?
Theo khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018, Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên.
Nhiệm vụ cơ bản của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm:
+ Toàn quân cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Quán triệt, nắm chắc các nội dung, nguyên tắc, giải pháp của các Chiến lược, bám sát tình hình thực tiễn, tham mưu cho Đảng, Nhà nước về các chiến lược, sách lược, bảo đảm xử lý kịp thời, thắng lợi trong mọi tình huống về quân sự, quốc phòng.
+ Các cơ quan chiến lược của Bộ Quốc phòng đảm bảo luôn có cơ cấu, tổ chức hợp lý; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ tham mưu chiến lược có trình độ chuyên sâu về lý luận, kiến thức thực tiễn phong phú.
+ Tiếp tục nâng cao chất lượng huấn luyện, năng lực tác chiến trong toàn quân. Đẩy mạnh xây dựng khu vực phòng thủ, bảo đảm có thể đánh thắng ngay từ ngày đầu, trận đầu.
+ Tiếp tục xây dựng Đảng bộ quân đội và các tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức. Không ngừng trau dồi, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên.
+ Làm tốt công tác dân vận trong toàn quân, vận động quần chúng, góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân.
+ Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng cả trên bình diện đa phương và song phương.
Quy định về phù hiệu Quân đội nhân dân như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 3, Điều 7 Nghị định 82/2016/NĐ-CP, phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm:
* Cành tùng
Cành tùng mầu vàng, gồm hai loại:
– Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tướng;
– Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tá, cấp úy.
* Nền phù hiệu
– Nền phù hiệu hình bình hành;
– Lục quân mầu đỏ tươi;
– Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây;
– Phòng không – Không quân mầu xanh hòa bình;
– Hải quân mầu tím than.
– Nền phù hiệu của cấp tướng có viền mầu vàng rộng 5 mm ở 03 cạnh.
* Hình phù hiệu
– Hình phù hiệu có mầu vàng;
– Binh chủng hợp thành – Bộ binh: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;
– Bộ binh cơ giới: Hình xe bọc thép đặt trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;
– Đặc công: Hình dao găm đặt trên khối bộc phá, dưới có mũi tên vòng;
– Tăng – Thiết giáp: Hình xe tăng nhìn ngang;
– Pháo binh: Hình hai nòng súng thần công đặt chéo;
– Hóa học: Hình tia phóng xạ trên hình nhân ben-zen;
– Công binh: Hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe răng;
– Thông tin: Hình sóng điện;
– Bộ đội Biên phòng: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín, trên hình vòng cung có ký hiệu đường biên giới Quốc gia;
– Phòng không – Không quân: Hình sao trên đôi cánh chim;
– Bộ đội nhảy dù: Hình máy bay trên dù đang mở;
– Tên lửa: Hình tên lửa trên nền mây;
– Cao xạ: Hình khẩu pháo cao xạ;
– Ra-đa: Hình cánh ra-đa trên bệ;
– Hải quân: Hình mỏ neo;
– Hải quân đánh bộ: Hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;
– Ngành Hậu cần – Tài chính: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa;
– Quân y, thú y: Hình chữ thập đỏ trong hình tròn;
– Ngành Kỹ thuật: Hình com-pa trên chiếc búa;
– Lái xe: Hình tay lái trên nhíp xe;
– Cơ quan tiến hành tố tụng, kiểm soát quân sự: Hình mộc trên hai thanh kiếm đặt chéo;
– Quân nhạc: Hình chiếc kèn và sáo đặt chéo;
– Thể dục thể thao: Hình cung tên;
– Văn hóa nghệ thuật: Hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn.
* Biểu tượng quân chủng, binh chủng, biển tên, lô gô
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định kiểu mẫu, mầu sắc biển tên, biểu tượng quân chủng, binh chủng, lô gô của các đối tượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam được đeo ở đâu?
Khi đeo cấp hiệu ở vai áo, có phù hiệu đeo ở ve cổ áo, trên nền phù hiệu có hình quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn. Nền phù hiệu theo màu của từng quân chủng, bộ đội biên phòng và quân nhân chuyên nghiệp như quy định ở điều 2. Phù hiệu cấp tướng có viền vàng ở 3 cạnh.
Quy định về phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam kết hợp với cấp hiệu như thế nào?
Theo Điều 8 Nghị định 82/2016/NĐ-CP, việc kết hợp cấp hiệu với phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như sau:
* Cấp tướng:
– Trên nền phù hiệu gắn hình phù hiệu, sao mầu vàng, riêng cấp tướng binh chủng hợp thành không gắn hình phù hiệu.
– Số lượng sao:
+ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao;
+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao;
+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao;
+ Đại tướng: 04 sao.
* Sĩ quan, học viên là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp:
– Trên nền phù hiệu gắn hình phù hiệu, gạch dọc và sao mầu vàng. Cấp tá 02 gạch dọc, cấp úy 01 gạch dọc.
– Số lượng sao:
+ Thiếu úy, Thiếu tá: 01 sao;
+ Trung úy, Trung tá: 02 sao;
+ Thượng úy, Thượng tá: 03 sao;
+ Đại úy, Đại tá: 04 sao.
* Hạ sĩ quan:
– Trên nền phù hiệu gắn hình phù hiệu, 01 vạch dọc và sao mầu vàng.
– Số lượng sao:
+ Thượng sĩ: 03 sao;
+ Trung sĩ: 02 sao;
+ Hạ sĩ: 01 sao.
* Binh sĩ:
– Trên nền phù hiệu gắn hình phù hiệu, sao màu vàng.
– Số lượng sao:
+ Binh nhất: 02 sao;
+ Binh nhì: 01 sao.
* Học viên đào tạo sĩ quan; học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật:
+ Trên nền phù hiệu gắn hình phù hiệu, 01 vạch dọc màu vàng ở giữa.
+ Vạch dọc của Học viên đào tạo sĩ quan rộng 5 mm, của học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật rộng 3 mm.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam được đeo ở đâu?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về dịch vụ thám tử toàn tâm,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Chế độ nghỉ của Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam
- Tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội theo quân hàm là bao nhiêu?
- Phụ cấp học viên quân đội là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Hệ thống chính trị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam có các cấp và tên gọi như sau:
+ Tổng cục Chính trị ở cấp cao nhất.
+ Cục Chính trị ở Bộ Tổng Tham mưu, ở cấp Quân khu, Quân chủng, Tổng cục, Quân đoàn, Binh chủng và tương đương.
+ Phòng Chính trị ở cấp sư đoàn, cơ quan quân sự địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.
+ Ban Chính trị ở cấp trung đoàn, cơ quan quân sự địa phương huyện, thị xã và tương đương.
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
– Cấp Úy có bốn bậc:
+ Thiếu úy;
+ Trung úy;
+ Thượng úy;
+ Đại úy.
– Cấp Tá có bốn bậc:
+ Thiếu tá;
+ Trung tá;
+ Thượng tá;
+ Đại tá.
– Cấp Tướng có bốn bậc:
+ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
+ Đại tướng.
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam hình tròn, ở giữa có ngôi sao năm cánh nổi mầu vàng, xung quanh có hai bông lúa mầu vàng đặt trên nền đỏ tươi, phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe răng lịch sử mầu vàng, vành ngoài quân hiệu mầu vàng.
2. Quân hiệu có 03 loại: Đường kính 36 mm, đường kính 33 mm, đường kính 28 mm. Quân hiệu có đường kính 36 mm và 28 mm dập liền với cành tùng kép mầu vàng.