Đất nước ta đang trên đà phát triển, vậy nên những chuyển dịch trong cơ sở hạ tầng, đầu tư các dự án lớn diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Khi này nhà nước có thể sẽ thu hồi đất của người dân và bồi thường đất tái định cư cho họ. Từ đây, những câu hỏi xoay quanh đất tái định cư như: Đất tái định cư có được phép chuyển nhượng hay không? Thủ tục chuyển nhượng đất tái định cư như thế nào? Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Đất tái định cư là gì?
Trong cuộc sống chúng ta đã được nghe nói rất nhiều đến cụm từ tái định cư. Nhất là đối với những vùng đất được quy hoạch dự án thì việc đền bù các suất đất tái định cư luôn được chính quyền quan tâm. Vậy tái định cư là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Tái định cư là cụm từ Hán Việt, trong đó tái có nghĩa là trở lại, lặp lại. Định là ổn định. Cư là dân cư, là sinh sống. Như vậy, tái định cư có nghĩa là ổn định lại cuộc sống sau khi xuất hiện một biến cố hay một giai đoạn nào đó. Đất tái định cư là đất mà nhà nước cấp cho người dân để đền bù chỗ ở cho họ ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất ở.
Về mặt pháp lý thì đây là đất thổ cư, có đầy đủ quyền sở hữu được cấp cho các chủ sở hữu mới. Do đó, chủ sở hữu mới hoàn toàn an tâm khi sử dụng. Đồng thời họ có đầy đủ các quyền sử dụng hay chuyển nhượng hợp pháp như các loại đất ở thông thường khác.
Nguyên tắc bố trí đất tái định cư là suất ở
Khi thực hiện giải phóng mặt bằng cho các dự án đòi hỏi phải thu hồi đất ở của người dân thì việc đảm bảo điều kiện nơi ở và sinh sống ổn định cho dân là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, thực tế xảy ra không ít trường hợp xô xát hoặc không chấp hành quy định thu hồi đất bởi các yếu tố chưa được thỏa đáng.
Đó là lý do vì sao khi bố trí đất tái định cư là suất ở cần nắm vững các nguyên tắc nhất định. Đó là những nguyên tắc đã được quy định trong luật đất đai, cụ thể như sau:
- Cần phải có thông báo trước 15 ngày về việc di chuyển chỗ ở, bàn giao mặt bằng cho các cơ quan chức năng. Thông báo cần được dán tại UBND phường, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư. Nội dung thông báo đầy đủ các thông tin về diện tích đất thu hồi, quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, dự kiến về việc bố trí tái định cư ra sao …
- Trường hợp tại khu vực thu hồi đất có tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư thì người có đất thu hồi sẽ được bố trí tái định cư tại chỗ. Cần ưu tiên các vị trí đẹp, thuận lợi cho những người là gia đình chính sách, có công với cách mạng.
- UBND cấp tỉnh quyết định là đơn vị duy nhất có thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư.
- Nếu như người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu sẽ được nhà nước hỗ trợ cho đến khi đủ để mua suất tái định cư tối thiểu.
Đất tái định cư có được phép chuyển nhượng hay không?
Như đã nói ở phần trên, đất tái định cư là đất được Nhà nước cấp cho những người dân nằm trong diện bị thu hồi nơi ở để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án nào đó. Theo quy định của pháp luật thì người được cấp đất tái định cư có hoàn toàn quyền sở hữu đối với loại đất đai này không khác gì các loại đất đai khác.
Điều đó có nghĩa rằng, đất tái định cư là đất được phép chuyển nhượng. Do đó, nếu như có nhu cầu, chủ sở hữu đất tái định cư hoàn toàn có quyền chuyển nhượng nó cho người khác với điều kiện đầy đủ giấy tờ và thủ tục hợp pháp.
Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013; thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186; và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Lưu ý:
– Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188; người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê; cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai.
– Việc chuyển nhượng phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai; và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Thủ tục chuyển nhượng đất tái định cư
Khi đáp ứng các điều kiện trên thì đất tái định cư có thể chuyển nhượng và quá trình thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất tái định cư được thực hiện như sau:
- Bên mua và bán sẽ tiến hành lập hợp đồng chuyển nhượng đất tại phòng công chứng và thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất theo quy định.
- Đến Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thuộc phòng Tài nguyên Môi trường ở địa phương nơi có đất để nộp hồ sơ.
Cụ thể quy trình thực hiện chuyển nhượng đất tái định cư như sau:
Bước 1: Công chứng hợp đồng
Hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đến tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các giấy tờ cần công chứng bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng (theo mẫu).
- Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng (nếu có).
- Bản gốc CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn.
- Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng.
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính
Bạn thực hiện kê khai nghĩa vụ tài chính tại Văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ thực hiện việc sang tên sổ đỏ gồm:
- Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký).
- Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).
- CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày. Sau khi có thông báo thì người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Bước 3: Kê khai hồ sơ sang tên.
Hồ sơ sang tên sổ đỏ gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký); Trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính; thì bên mua có thể ký thay.
- Hợp đồng chuyển nhượng
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc)
- Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng.
Bước 4: Nhận kết quả
Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính, bạn nộp biên lai cho Văn phòng đăng ký đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thủ tục chuyển nhượng đất tái định cư chúng tôi cung cấp dịch vụ hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục chuyển nhượng đất tái định cư“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về tư vấn đặt cọc đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Nhà nước thu hồi đất giao trái thẩm quyền thì có được bồi thường không?
- Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp của người sử dụng đất năm 2022
- Trình tự, thủ tục thu hồi đất đền bù GPMB năm 2022
- Thủ tục đính chính sổ đỏ, sổ hồng
Câu hỏi thường gặp
Một trong những điều kiện để chuyển nhượng đất tái định cư là bắt buộc chủ sở hữu phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên vì một số lý do, chủ sở hữu chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã bán chúng cho người khác. Nếu khách hàng mua phải đất tái định cư chưa có giấy chứng nhận sẽ đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó lớn nhất là dễ rơi vào bẫy lừa đảo với chiêu trò bán cùng lúc cho nhiều người. Ngoài ra họ có thể lật lọng, vô hiệu hóa hợp đồng mua bán bất cứ khi nào.
Ngoài việc được bồi thường về đất, người sử dụng đất còn được nhà nước hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp hoặc thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; được nhận các khoản hỗ trợ khác (hỗ trợ tiền, công cụ lao động, các khoản tài chính ưu đãi…).
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy tờ tùy thân
Sổ hộ khẩu
Đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Đơn đăng ký theo mẫu của văn phòng đăng ký đất đai
Hồ sơ kỹ thuật, vị trí của đất.
Các loại tờ khai về thuế, lệ phí …