Hiện nay, khi người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn liên quan đến vấn đề pháp lý và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy theo quy định hiện hành ngày nay để người nước ngoài được cấp sổ hồng khi sở hữu nhà tại Việt Nam thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Thủ tục cấp sổ hồng cho người nước ngoài ra sao? Cùng Luật sư X tìm hiểu quy định về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều hữu ích với bạn.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là sổ đỏ và sổ hồng?
Hiện nay, không có một văn bản nào quy định về khái niệm sổ đỏ. Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa vào màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cũng tương tự như sổ đỏ, sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Mọi người thường gọi là sổ hồng vì dựa trên màu sắc của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (thị trấn, nội thành, nội thị xã).
Sổ hồng cũng là một thuật ngữ pháp lý không được công nhận theo quy định của pháp luật.
Sổ đỏ hay sổ hồng có giá trị pháp lý cao hơn?
Giá trị pháp lý
Sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền bao gồm quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Đồng thời, “sổ” chỉ là “giấy” ghi nhận quyền gắn liền với đất đai còn bản thân sổ thì không có giá trị độc lập.
Giá trị thực tế
Giá trị của những tài sản như thửa đất, nhà ở,… quy định giá trị thực tế của sổ đỏ và sổ hồng.
Nghị định 88/2009/NĐ-CP đã quy định thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một loại giấy chung có tên gọi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Theo Luật Đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định là loại giấy cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
Trường hợp, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp trước ngày 10/12/2009 khi vẫn còn giá trị pháp lý thì sẽ không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nếu có nhu cầu được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong khi đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 thì vẫn sẽ được đổi.
Như vậy, dựa vào những quy định và phân tích như trên thì có sự so sánh, phân biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng cụ thể như sau:
Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Quy định về cấp sổ hồng cho người nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013 cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép mua nhà tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
Người nước ngoài tại Việt Nam sở hữu nhà theo hình thức gì?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 có quy định về người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam xác định các giới hạn về hình thức sở hữu nhà ở như sau:
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư nhà ở theo dự án tại Việt Nam
- Thuê nhà, mua nhà để ở
- Nhận thừa kế từ gia đình, nhận tặng cho nhà ở thương mại
Lưu ý: Đối tượng bất động sản mà người nước ngoài được phép mua bao gồm nhà ở riêng lẻ thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở, căn hộ chung cư, ngoại trừ các khu vực đảm bảo an ninh, quốc phòng theo quy định của chính phủ. Do đó, chỉ được cấp sổ đỏ cho người nước ngoài tại Việt Nam dưới các hình thức trên.
Điều kiện cấp sổ đỏ cho người nước ngoài tại Việt Nam
Người nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện sau để được mua nhà tại Việt Nam:
- Phải được cấp phép nhập cảnh vào Việt Nam, không thuộc diện được miễn trừ, được hưởng ưu đãi ngoại giao hay lãnh sự.
- Có hộ chiếu có đóng dấu kiểm chứng của cơ quan chức năng tại Việt Nam còn hiệu lực pháp lý.
- Đáp ứng đầy đủ hành vi dân sự theo quy định pháp luật tại Việt Nam
Lưu ý: Theo quy định, cá nhân người nước ngoài không bắt buộc phải đăng ký thường trú, tạm trú tại nơi có nhà ở giao dịch.
Theo quy định tại Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, việc giới hạn số lượng nhà ở người nước ngoài được phép mua như sau:
- Trong một tòa nhà chung cư, người nước ngoài được cấp phép mua không quá 30% số lượng căn hộ
- Đối với nhà riêng lẻ (nhà ở liền kề, biệt thự) được mua dưới 250 căn trong khu vực có dân số tương đương một phường.
- Trong trường hợp 1 dự án hoặc từ 2 dự án trở lên có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn thì người nước ngoài được phép mua không quá 250 căn (tương đương với 10%) tổng số lượng căn trong dự án.
Thủ tục cấp sổ hồng cho người nước ngoài hiện nay
Khoản 1 Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ theo quy định khi người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam bao gồm:
- Hộ chiếu có đóng dấu kiểm chứng của cơ quan chức năng tại Việt Nam còn hiệu lực pháp lý.
- Hộ chiếu không thuộc trường hợp được miễn trừ, ưu đãi ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền miễn trừ, ưu đãi dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở cho người nước ngoài
Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở cho người nước ngoài phải tuân thủ theo những quy định pháp lý của Việt Nam như sau:
- Đơn đề nghị cấp sổ đỏ cho người nước ngoài tại Việt Nam theo mẫu 04/ĐK
- Giấy tờ pháp lý chứng minh người nước ngoài thuộc diện đủ đối tượng mua nhà, sở hữu nhà tại Việt Nam
- Bản sao hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà ở có chứng thực, công chứng.
- Nộp hồ sơ đầy đủ tại văn phòng đăng ký đất đai tại khu vực sở hữu nhà ở.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở cho người nước ngoài
Thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài
Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở 2014 thì người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam trong các trường hợp mua bán, tặng cho, thừa kế, thuê mua không quá 50 năm tính từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được gia hạn theo quy định nếu có nhu cầu. Khi cấp sổ đỏ cho người nước ngoài, cơ quan chức năng cũng ghi rõ thời gian được sở hữu nhà ở.
Nếu hết thời gian sở hữu nhà ở, nếu người nước ngoài không gia hạn thêm, làm các thủ tục mua bán, cho tặng thì bất động sản này thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Cách tính thuế nhà đất khi làm sổ hồng như thế nào?
- Làm Sổ hồng chung cư theo thủ tục như thế nào?
- Dịch vụ xin cấp lại sổ đỏ, sổ hồng
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Thủ tục cấp sổ hồng cho người nước ngoài năm 2023” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như tư vấn trình tự, thủ tục thu hồi đất hay tìm hiểu về Mức bồi thường thu hồi đất… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Đối với sổ hồng lại được sở hữu bởi chủ nhà, đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.
Cá nhân nước ngoài phải có Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc giấy tờ chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp và không thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23 tháng 8 năm 1993 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sổ hồng: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” được cấp bởi Bộ xây dựng trước ngày 10/8/2005, đổi thành “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng” và được cấp từ ngày 10/8/2005 đến trước ngày 10/12/2009.