Lực lượng PCCC không chỉ có vai trò quan trọng trong công tác phòng cháy, chữa cháy mà còn là lực lượng chính trong công tác cứu nạn cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn gây nguy hiểm đến sự an toàn của con người, phương tiện và tài sản; có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy; hướng dẫn các biện pháp an toàn, cách xử lý tạm thời khi gặp phải sự cố, tai nạn ngoài ý muốn của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn quản lý. Luôn có mặt kịp thời để xử lý đám cháy; cứu nạn cứu hộ đối với sự cố, tai nạn một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả ngay khi nhận được tin báo.
Căn cứ pháp lý
- Luật phòng cháy, chữa cháy năm 2001
- Nghị định 83/2017/NĐ-CP
Công tác cứu nạn cứu hộ đối với sự cố, tai nạn của lực lượng pccc là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 83/2017/NĐ-CP, hoạt động cứu nạn cứu hộ đối với sự cố, tai nạn của lực lượng pccc được hiểu như sau:
– “Cứu nạn” là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ; tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu; đưa người bị nạn khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
– “Cứu hộ” là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng lực lượng cứu nạn, cứu hộ; đưa phương tiện, tài sản khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa phương tiện, tài sản đến vị trí an toàn.
– “Sự cố, tai nạn” là sự việc do thiên nhiên, con người, động vật gây ra, xâm phạm hoặc đe dọa tính mạng, sức khỏe con người, làm hủy hoại, hư hỏng hoặc đe dọa an toàn phương tiện, tài sản.
Như vậy, có thể hiểu cứu nạn cứu hộ đối với sự cố, tai nạn là hoạt động cứu người, cứu phương tiện, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm khi bị đe dọa đến sự an toàn của con người, của phương tiện, tài sản thông qua các biện pháp nghiệp vụ, phương tiện và kỹ thuật trong phòng cháy chữa cháy (pccc) và cứu nạn cứu hộ (cnch) đối với sự cố, tai nạn.
Lực lượng pccc thực hiện công tác cnch đối với sự cố, tai nạn nào?
Lực lượng pccc thực hiện công tác cnch đối với sự cố, tai nạn theo nguyên tắc ưu tiên cứu người bị nạn; thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ.
– Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
– Lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng và nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy như sau:
- Sự cố, tai nạn cháy;
- Sự cố, tai nạn nổ;
- Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;
- Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;
- Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;
- Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu;
- Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;
- Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;
- Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.
Các sự cố, tai nạn nêu trên là sự cố, tai nạn chưa đến mức phải huy động và điều phối lực lượng, phương tiện của các bộ, ngành, địa phương tham gia thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi cả nước trong trường hợp sự cố, thiên tai lớn, xảy ra trên diện rộng. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc tham gia và điều phối hoạt động hợp tác khu vực, quốc tế về ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc cứu nạn, cứu hộ trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đối với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; cứu nạn cứu hộ trên đường thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước cảng, cảng biển thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Một số tình huống thường gặp trong công tác cnch đối với sự cố, tai nạn
Các sự cố, tai nạn thường gặp không chỉ xảy ra trên mặt đất liền mà thậm chí là cả trên không trung (sự cố liên quan đến đường điện…), trên mặt nước (biển, sông, hồ…).
Dưới đây là một số tình huống cụ thể thường gặp trong đời sống hàng ngày liên quan đến sự cố, tai nạn trong công tác pccc & cnch, cụ thể như sau:
– Sự cố cháy, nổ: cháy nổ là sự cố xảy ra tương đối nhiều, và có thể để lại nhiều hậu quả, ví dụ như làm sụp đổ công trình dẫn đến có người bị nạn mắc kẹt trong đó. Quá trình cháy sẽ tạo ra rất nhiều sản phẩm cháy có tính độc hại (khói, khí độc,…) và nó có thể ảnh hưởng và nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người.
- Ngoài ra, trong một số vụ cháy nhà cao tầng thì việc thoát nạn của những người bị mắc kẹt trong đó cũng rất khó khăn và nguy hiểm, có nhiều trường hợp người bị nạn đã nhảy từ trên các tầng cao xuống thẳng mặt đất mà không hề có bất kì một phương tiện trợ giúp nào, do đó thương vong là điều không thể tránh khỏi.
– Tình huống dây diều, các vật dụng có tính truyền điện tốt, cành cây hay động vật mắc kẹt trên hệ thống đường dây điện cũng là một trong những mối đe dọa nguy hiểm đến tính mạng sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến hệ thống điện lưới chung thậm chí nếu chập điện còn gây ảnh hưởng đến các thiết bị điện đang sử dụng trong nhànhà
– Tình huống xảy ra tai nạn trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt: Lao động và sản xuất là các hoạt động diễn ra thường ngày, các tai nạn có thể xảy ra trong lao động sản xuất có thể là vì lý do rủi ro hay là do người lao động không sử dụng thành thạo, vận hành máy móc thiết bị không đúng quy trình,…
Trong các tai nạn đó thì có thể có tai nạn nhẹ và cũng có những tai nạn được coi là nặng, với những trường hợp phức tạp thì việc khắc phục sự cố cũng như là việc thực hiện nhiệm vụ cứu hộ và cứu nạn là rất khó khăn.
– Sự cố tai nạn do các yếu tố thiên nhiên: tình huống xảy ra tai nạn, sự cố dưới nước cũng xảy ra tương đối nhiều, đó là các trường hợp như người bị rơi xuống sông, xuống biển và bị đuối nước, nếu như không được cứu vớt kịp thời thì người đó có thể sẽ gặp nguy hiểm về tính mạng.
- Ngoài ra còn có các tai nạn khác trên biển , ví dụ như các sự cố tràn dầu, các vụ thuyền bị lật, thuyền đâm vào nhau,…
– Tình huống có người bị mắc kẹt trong nhà, công trình bị sập đổ hoặc có người bị vật nặng, cây cối đổ đè lên: núi lửa động đất, các dư chấn, địa chấn hay là các tác động khác đều có thể là nguyên nhân dẫn đến nhà và công trình bị sụp đổ.
- Phần lớn các trường hợp này đều xảy ra bất ngờ, không được báo trước, do đó người dân sẽ rơi vào tình trạng bị động, một số sẽ không kịp thoát ra ngoài khi nhà và công trình bị sụp đổ hay là người bị vật nặng cây cối đè lên thì việc tổ chức cứu người bị nạn là rất khó khăn, đặc biệt nếu như không có sự trợ giúp của các phương tiện cứu nạn, cứu hộ chuyên dụng.
– Tình huống có người bị mắc kẹt trên các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt bị sự cố, tai nạn: khi các phương tiện tham gia giao thông không may gặp các sự cố như bị đâm vào nhau, hay bị lật hoặc bị các vật nặng đè vào có thể khiến cho nạn nhân bị mắc kẹt lại bên trong các phương tiện đó.
Liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Lực lượng pccc thực hiện công tác cnch đối với sự cố, tai nạn nào”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ tạm ngừng doanh nghiệp. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833 102 102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm
- Quy định mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như thế nào?
- Quy trình tổ chức chữa cháy như thế nào?
- Mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở đâu?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo ĐIều 6 Nghị định 833/2017/NĐ-CP, các hành vi sau đây bị pháp luật nghiêm cấm trong cứu nạn cứu hộ đối với sự cố, tai nạn:
– Gây sự cố, tai nạn, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe con người, an toàn phương tiện, tài sản để trục lợi.
– Cản trở, chống lại các hoạt động phòng ngừa, cứu nạn, cứu hộ.
– Cố ý báo tin sự cố, tai nạn giả.
– Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ, biển báo, biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ.
– Lợi dụng công tác cứu nạn, cứu hộ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình và cá nhân.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 83/2017/NĐ-CP công tác chuẩn bị lực lượng, phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ được chuẩn bị như sau:
– Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức lực lượng, phương tiện, thiết bị thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ 24/24 giờ.
– Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị thường trực cứu nạn, cứu hộ 24/24 giờ.
– Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, dân phòng chuẩn bị lực lượng, phương tiện, thiết bị sẵn sàng tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
Trong tình thế cấp thiết, lực lượng pccc được sử dụng quyền quyết định phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật và di chuyển tài sản khi cứu nạn, cứu hộ. Theo đó thì khi cần mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ hoặc cần ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ mà không còn cách nào khác thì được phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật và di chuyển tài sản.