Xin chào Luật sư. Tôi là một nhân viên văn phòng, đang ở trọ tại Hà Nội và dự định trong năm tới tôi sẽ mua nhà ở có sẵn. Tuy nhiên, hiện tại tôi vẫn chưa biết và cũng như hiểu hết tất cả các quy định của pháp luật về loại hình nhà này. Do vậy, tôi rất muốn biết quy định của pháp luật về nhà ở có sẵn là gì? Điều kiện để mua bán nhà ở có sẵn là gì? Trình tự thủ tuc mua nhà có sẵn như thế nào? Vì vậy tôi rất cần sự tư vấn, giúp đỡ nhiệt tình từ phía luật sư giải đáp, cung cấp cho tôi các thông tin, quy định của pháp luật về vấn đề này. Tôi rất mong nhận được câu phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Nhà ở có sẵn là gì?. Mời bạn cùng đón đọc.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nhà ở có sẵn là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Nhà ở 2014 thì:
“Nhà ở có sẵn là nhà ở đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng.”
Muốn bán nhà ở có sẵn cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 118 Luật nhà ở 2014 quy định điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch mua bán nhà như sau
- Nhà ở phải có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp sau thì không bắt buộc phải có giấy chứng nhận: mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương. Bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật nhà ở 2014. Bán nhà ở là nhà nhận thừa kế.
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Người bán nhà, người mua nhà cần đáp ứng những điều kiện gì?
Điều kiện về người bán nhà ở có sẵn
Căn cứ khoản 1 Điều 119 Luật nhà ở 2014; quy định Bên bán nhà ở phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về bán nhà ở; Trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.
- Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
Điều kiện về người mua nhà ở có sẵn
Căn cứ khoản 2 Điều 119 Luật nhà ở 2014; quy định Bên mua nhà ở phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Nếu là cá nhân trong nước thì không bị mất năng lực hành vi dân sự; đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
- Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam; phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
Thủ tục bán nhà ở có sẵn như thế nào?
Căn cứ Điều 120 Luật nhà ở 2014; quy định trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở như sau:
Bước 1: Đàm phán hợp đồng bán nhà
Các bên tham gia giao dịch mua bán nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán bằng văn bản. Hợp đồng mua bán nhà ở bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.
Nội dung hợp đồng mua bán nhà ở gồm các nội dung như sau:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức; và địa chỉ của các bên tham gia giao dịch mua bán.
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch; và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư; thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu.
- Gía bán nhà do các bên thỏa thuận; trường hợp mua bán nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá; thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền.
- Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Cam kết của các bên.
- Các thỏa thuận khác (nếu có).
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng.
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên; nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin đề nghị cơ quan nhà nước Giấy chứng nhận
Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó. Trường hợp mua nhà ở của chủ đầu tư dự án; thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua; trừ trường hợp bên mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó; thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.
Thông tin liên hệ luật sư
Trên đây là bài viết tư vấn về Nhà ở có sẵn là gì?. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về vấn đề trích lục hồ sơ đất đai thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X qua số hotline 0833102102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp
Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường (ví dụ giá cả thị trường, điều khoản thanh toán theo thị trường,…) (khoản 4 Điều 3 Luật Nhà ở 2014)
Có thể phân loại nhà ở thành:
– Nhà chung cư;
– Nhà ở riêng lẻ;
– Nhà ở thương mại;
– Nhà ở công vụ;
– Nhà ở xã hội;
– Nhà ở để phục vụ tái định cư;
Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng, khi ký kết hợp đồng mua bán, nhà ở vẫn còn chưa được hình thành và chưa có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Nội dung khái niệm nhà ở hình thành trong tương lai được quy định rõ tại khoản 19 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 như sau: “Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.”.
Ví dụ: Căn hộ chung cư trong tòa nhà chung cư đang xây dựng là nhà ở hình thành trong tương lai.